Thành phố kiểu mẫu không thể thiếu các yếu tố: hấp dẫn, dễ dàng đi lại, sống tốt, và là thành phố thương mại.
Singapore khác các thành phố khác vì đây là một đất nước đồng thời cũng là một thành phố lớn.
Kinh nghiệm Singapore
(ảnh: KTS Lưu Vĩnh Thanh)
Diện tích tương đối nhỏ và dân số thì tương đối ít là 2 yếu tố góp phần cho thành công của Singapore trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị và nhờ vậy mà phát triển kinh tế và hiện đại hóa nhanh chóng. Tuy nhiên công tác quy hoạch thông minh và quản lý đô thị kiên quyết, đã góp phần chính yếu cho sự phát triển này.
Singapore là một thành phố rất phong quang, mạch lạc và là một thành phố được tổ chức quy củ nhất thế giới. Dù cho phải xây dựng trong điều kiện chật chội nhưng thành phố vẫn tràn ngập màu xanh, mặc dù sức tăng trưởng rất cao nhưng không có khu phố nghèo khổ nhếch nhác.
Singapore ý thức được rằng xã hội trí thức trong tương lai cần có những địa bàn đáp ứng được 2 yêu cầu: tạo chất lượng sống cao và bầu không khí sáng tạo nổi trội.
Đà Nẵng hướng tới đô thị kiểu mẫu
Đà Nẵng có diện tích 1255km2 ở trung tâm Việt Nam, là đô thị cấp quốc gia. Thành phố nằm ven đường sắt duyên hải và đường cao tốc số 1, trước đây gọi là đường cái quan. Vị trí của Đà Nẵng nằm ở đấu cuối đường xuyên Á qua Thái Lan và Lào. Đà Nẵng là thành phố lớn và là cảng thương mại sôi động nhờ vào cảng nước sâu nhờ đó, sẽ trở thành môt trung tâm phồn vinh về giao dịch hàng hải. Thành phố có nhà ga đường sắt và sân bay quốc tế.
Không ách tắc giao thông: Không kẹt xe như Hà Nội và TPHCM vì Đà Nẵng không đầu tư tập trung quá nhiều vào khu trung tâm hiện hữu mà xây dựng nhiều cầu vượt sông Hàn để phát triển hướng ra biển Đông. Tuy nhiên hệ thống vận tải nên được mở rộng để đề phòng ách tắc giao thông. Xây dựng thêm nhiều đường cao tốc. Đô thị vệ tinh cần có sự cân bằng giữa nhà ở, việc làm và công trình công cộng để tránh tình trạng giao thông con lắc.
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng chủ trương đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, phấn đấu đến năm 2020, có tuyến tàu điện ngầm đầu tiên và không sử dụng xe máy trong khu vực nội thị. Xe đạp nên được xem như phương tiện đi lại được sử dụng khi đi chơi. Đi bộ cũng nên là một phần đi lại trong thành phố để Đà Nẵng trở thành thành phố đi lại dễ dàng.
Kinh tế và thương mại sống động: Đà Nẵng là thành phố ven biển, thành phố cảng, có tốc đô tăng trưởng cao. Thành phố cần xây dựng để trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng cấp quốc gia. Đà Nẵng là đầu mối giao thông và viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế, hướng tới thành phố đa truyền thong và sẽ trở thành thành phố thịnh vượng.
Thành phố hấp dẫn: Sớm hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố xanh (cây xanh - biển xanh), thành phố nghỉ dưỡng. Gia tăng hình ảnh thành phố nhiệt đới với nhiều bãi tắm, bến đậu và khu nghỉ dưỡng. Nên có nhiều khu giải trí, mạo hiểm, các công viên thiên nhiên, nhiều phương tiện thể thao và vui chơi giải trí. Cần xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung và Tây Nguyên và là thành phố văn hóa.
Thành phố có nhiều khu du lịch: Khu du lịch ven biển Sơn Trà - Hội An, khu du lịch đèo Hải Vân, khu du lịch Bà Nà, khu du lịch làng quê như làng cá Nại Hiên Đông, làng hoa Phước Mỹ… Người dân thành phố lại có lòng mến khách nên sẽ trở thành thành phố thân thiện và hấp dẫn du khách.
Thành phố sống tốt: Nên sử dụng môi trường thiên nhiên để nâng cao ý nghĩa cuộc sống người của dân và cần lồng ghép hài hòa với các khu chung cư. Thành phố nên xây dựng nhiều khu nhà ở mới và sự đa dạng hơn về nhà ở với chất lượng tốt hơn. Hình thành các đơn vị ở kiểu “xóm giềng”. Địa điểm khu nhà ở nên gần các công viên, vườn cây. Nhiều trường học, bệnh viện và dưỡng đường cần được xây dựng gần các khu nhà ở , sẽ không có nhà “ổ chuột” lụp xụp rách nát.
Thành phố kiểu mẫu từ kinh nghiệm của Singapore gồm 4 tiêu chí: - Thành phố dễ dàng lui tới (An Accessible City): Sự chuẩn bị cơ sở hạ tầng hiệu quả còn là một thách thức và vẫn là mục tiêu còn bị né tránh đối với nhiều thành phố. Rất nhiều thành phố bị sa lầy trong khóa ô cờ các đường giao thông bởi hệ thống vận tải không thể đối phó với sự gia tăng đi lại. - Thành phố thương mại (A Business City): Với sự bùng nổ của Internet và thương mại điện tử (E-commerce), một kiểu mới về sự hợp tác và cạnh tranh trong thương mại toàn cầu đã nổi lên. Các giới hạn của thương mại dường như nghiêng hẳn về các thành phố, chúng có thể quản lý tri thức và các nguồn lực tài chính hiệu quả. - Thành phố hấp dẫn (An Attractive City): Một trong những trạng thái không được thích thú của đô thị hóa nhanh là các thành phố trông rất giống nhau. Nhiều môi trường đô thị về mặt chức năng chỉ là một mớ bê tông hỗn độn khó chấp nhận với không gian công cộng không hấp dẫn. Một số thành phố đã ngăn chặn tình trạng này thông qua văn hóa và xây dựng truyền thống, các không gian mở và bảo vệ môi trường. - Thành phố sống tốt (A City for Living): Một thành phố kiểu mẫu phải cung cấp nhà ở tương xứng đầy đủ và môi trường sống hữu ích cho người dân. Nhà ở khá và thích hợp cung cấp cho công dân vói ý nghĩa là chủ sở hữu và an toàn, chính là dạng cơ bản của sự gắn kết xã hội. |
Nguyễn Đăng Sơn - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng
- Triết lý phát triển đô thị
- “Siêu đô thị” hay “thành phố sống tốt”?
- Siêu đô thị dãn dân về đâu?
- Quảng trường Ricard Viñes ở TP Lleida, Tây Ban Nha
- Almere: Đô thị mới trên vùng đất lấn biển
- Dự án chuyển đổi khu vực nhà ga Voorburg (Hà Lan)
- Các thành phố lớn: Căng mình với đô thị hóa
- TP HCM nghiên cứu thiết kế đô thị các trục đường quan trọng
- Đô thị phát triển
- Sống “treo” trong vùng quy hoạch “treo”