Với nguồn năng lượng Mặt Trời phát sinh trên mái nhà, Taipei 101, toà nhà cao nhất thế giới không chỉ dẫn đầu về độ cao ngoạn mục mà cả về các tính năng thân thiện với môi trường.
Hoàn thành vào năm 2004, tòa nhà chọc trời này là một ví dụ hiếm hoi về thiết kế “xanh” tại châu Á, khu vực có lĩnh vực xây dựng sôi động nhất thế giới song vẫn là một nơi nghèo nàn nhất về hoạt động xây dựng thân thiện với môi trường.
Chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm tới 50% diện tích sàn xây dựng mới của thế giới, song đa số dự án này đều là những “máy” ngốn năng lượng. Các nhà môi trường lo ngại những toà nhà này sẽ sản sinh lượng khí thải cacbon cao trong nhiều thập kỷ sắp tới.
- Ảnh bên : Tòa tháp Taipei 101
Ông Bjorn Stigson, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Thế giới về Phát triển Bền vững, nói: “Sử dụng hiệu quả năng lượng nhanh chóng trở thành một vấn đề cốt tử của thời hiện đại. Các toà nhà cao tầng sử dụng nhiều năng lượng hơn bất kỳ khu vực nào khác và vì vậy chúng là nhân tố góp phần gây ra tình trạng biến đổi khí hậu”.
Theo một báo cáo của Hội đồng Kinh doanh châu Á, tại Trung Quốc, 80% trong gần 1 tỷ m2 diện tích sàn xây dựng được hoàn tất hàng năm thuộc về các toà nhà tiêu thụ năng lượng nhiều gấp 2 - 3 lần so với những toà nhà ở các nước phát triển.
Trung Quốc và chính phủ các nước khác ở châu Á đang nỗ lực khuyến khích xây dựng “xanh”, song châu Á đã chậm chân hơn nhiều so với châu Âu - khu vực đã đề ra thời hạn tất cả toà nhà mới xây phải sản sinh được nguồn năng lượng tương đương mức tiêu thụ vào năm 2019.
Các toà nhà văn phòng sử dụng ít nhất 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng trung bình của một quốc gia và sản sinh một tỷ trọng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tương tự. Theo chương trình Môi trường Liên hợp quốc, việc ngành xây dựng châu Á chuyển hướng chiến lược vào các toà nhà xanh có thể giúp giảm bớt hàng năm 1,8 tỷ tấn khí thải cácbon trên toàn cầu.
Các nhà xây dựng châu Á khá nhạy cảm với chi phí xây dựng và giá vật liệu leo thang đối với các toà nhà “xanh”, cao hơn khoảng 5%, cho những tính năng từ hệ thống năng lượng thay thế đến những thiết bị cố định như các bóng đèn tiêu thụ ít năng lượng và kính cường lực giảm chi phí sưởi ấm và điều hoà nhiệt độ.
Các kiến trúc sư cho hay mặc dù chi phí ban đầu để xây dựng các toà nhà xanh khá cao, nhưng nó sẽ tự bù đắp được sau 5 - 10 năm nhờ các hoá đơn thanh toán tiền nước và năng lượng thấp hơn.
Toà nhà Chinatrust Bank, Đài Loan
Toà nhà Chinatrust Bank (thiết kế bởi Văn phòng NBBJ Los Angeles) của vùng lãnh thổ Đài Loan đã “mọc lên” trong năm 2009 trên một diện tích siêu xanh trị giá 450 triệu USD ở Đài Bắc. Trong tổng vốn đầu tư xây dựng, một tỷ lệ đáng kể dành cho các tính năng thân thiện với môi trường. Tòa nhà này dự kiến mở cửa từ năm 2012, sẽ bao gồm các máy điều hoà nhiệt độ tiêu thụ ít năng lượng, các vị trí lựa chọn được thiết kế để giảm sự di chuyển của ô tô và một khu vực với 52% không gian mở bao gồm một công viên công cộng.
Chinatrust dự kiến sẽ bù đắp chi phí sản xuất toà nhà xanh này trong 3 - 4 năm và cho thuê 1/3 diện tích sàn với các đối tượng khách hàng là những công ty đa quốc gia.
- Việt Nam hướng đến công nghệ xây dựng “xanh”
- Ngôi Nhà bền vững
- "Nông trại thẳng đứng" (Vertical Farm) sắp thành hiện thực
- Thành phố "siêu bền vững" - tầm nhìn của Gothenburg năm 2020
- 5 đề xuất thiết kế đô thị cho các trang trại 3D City
- Xu hướng nhà chọc trời: Lợi bất cập hại
- Stadthalle - khách sạn tự cấp năng lượng đầu tiên của thế giới
- Ngôi nhà bay của Geotectura và Malka Architects
- Nhà thông minh không chỉ là những cỗ máy
- R-House: Nhà ở sinh thái thế hệ mới