Hội nghị cấp cao của Ủy ban sông Mekong lần thứ 2 vừa khai mạc vào sáng 2/4 tại TP.HCM, với chủ đề "An ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mekong".
Tại hội nghị này, Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia, Phó thủ tướng Thái Lan và các trưởng đoàn Trung Quốc, Myanmar, các nhà tài trợ cùng nhiều chuyên gia về sông Mekong sẽ thảo luận về các cơ hội, thách thức của sông Mekong, cũng như sự hợp tác vùng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững dòng sông trong bối cảnh gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên và biến đổi khí hậu.
Các đại biểu tham dự hội nghị sáng nay tại TP.HCM (Ảnh: Khải Đơn)
"Những thử thách xuyên biên giới của vấn đề này có thể thấy rõ, không chỉ là với Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất lương thực chính ở Việt Nam, mà còn với quá trình khai thác tiềm năng thủy điện để thỏa mãn nhu cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh." Ông Nguyễn Thái Lai - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường |
Vấn đề nóng của hội nghị được dự báo sẽ xoay quanh các dự án đập thủy điện trên sông Mekong.
Từ năm 1992 đến nay, trên thượng nguồn sông Mekong (gọi là sông Lan Thương) trong địa phận Trung Quốc, 5 con đập lớn đã hoàn thành trên dòng chính và hàng loạt đập nhỏ hơn đang xây dựng.
Nhiều nhà nghiên cứu cho biết nhiều đợt hạn hán kéo dài tại Lào có liên hệ với việc tích nước ở các con đập trên dòng chính ở khu vực thượng nguồn này.
Gần đây nhất, Tổ chức Sông ngòi quốc tế (IR) ghi nhận: Từ giữa tháng 12/2013, mực nước sông Mekong liên tục lên xuống thất thường, ảnh hưởng tới đời sống của cư dân địa phương và hoạt động kinh tế của người dân sinh sống dọc theo dòng sông ở hạ nguồn.
Trong hai ngày 2-3/4, hàng loạt cuộc thảo luận khoa học quốc tế sẽ diễn ra. Dự kiến, các quốc gia sẽ đưa ra “Tuyên bố chung Thành phố Hồ Chí Minh” vào ngày 5/4 tới.
Lo lắng về các đập thủy điện trên sông MekongSau Xayaburi, dự án thủy điện Don Sahong đang là chủ đề nóng tại hội nghị. Dự án đập Don Sahong nằm ở biên giới Lào - Campuchia, trên dòng Hou Sahong đang vấp phải nhiều chỉ trích từ giới nghiên cứu và các nhà hoạt động môi trường. Người đề xuất dự án cho rằng sẽ không có “tác động nào đáng kể” đối với dòng sông khi con đập này được xây, với lập luận cho rằng Don Sahong không được xây trên dòng chính sông Mekong. Tuy nhiên, đập Don Sahong bị chỉ trích sẽ làm biến mất nhiều loài cá quý hiếm của sông Mekong như cá heo nước ngọt Irrawaddy, vốn chỉ còn lại vài chục cá thể tại khu vực này. Nhiều chuyên gia lo ngại Don Sahong sẽ trở thành một Xayaburi thứ hai, khi các cảnh báo về tác động môi trường liên tục được đưa ra nhưng con đập vẫn được “thầm lặng” chuẩn bị xây dựng. Dự án Don Sahong cũng làm dấy lên lo ngại các thủy điện trên dòng chính của sông Mekong đang dịch chuyển dần xuống Lào và gây ra các tác động môi trường thấy rõ hơn ở khu vực của Campuchia và Việt Nam. |
(Thanh Niên)
- Đối thoại chính sách: "Quyền có chỗ ở phù hợp: Vai trò của cộng đồng đô thị trong tiến trình phát triển nhà ở"
- Triển lãm Quốc tế về Công nghệ chiếu sáng LED/OLED (LEDTEC ASIA 2014)
- Triển lãm 6 đồ án tiêu biểu tại cuộc thi kiến trúc, bảo tồn Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu (Hoàng thành Thăng Long)
- Tọa đàm "Đi xe đạp ở TPHCM"
- Đại học RMIT: Hội thảo chuyên đề của kiến trúc sư CY Roan
- E4G AWARD: Thiết kế "Mầm non Xanh"
- Hội thảo "Kinh nghiệm trong Quy hoạch phát triển đô thị của TP Hồ Chí Minh và TP Seoul"
- Triển lãm Quốc tế Vietbuild Hà Nội 2014 lần 1
- Triển lãm “Dạo quanh thành phố” tại TPHCM
- Hội thảo về nhà ở xã hội tại Việt Nam và bài học từ kinh nghiệm quốc tế