Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tin tức Thế giới Những thành phố lớn có chất lượng cuộc sống tốt nhất thế giới

Những thành phố lớn có chất lượng cuộc sống tốt nhất thế giới

Viết email In

Công ty Mercer, chuyên cung cấp trên toàn cầu các dịch vụ tư vấn, tái cấu trúc doanh nghiệp, đầu tư, quản trị nhân sự và tài chính, vừa công bố bản khảo cứu định kỳ hàng năm, xếp hạng chất lượng cuộc sống của các thành phố lớn trên thế giới.

Bản khảo cứu này giúp chính phủ các nước và các doanh nghiệp đa quốc gia có được những dữ liệu thực tế làm căn cứ cho việc điều động nhân viên tới các thành phố đó làm việc, để quyết định mức lương và phí công tác tương ứng với điều kiện sống từng thành phố, nhất là khi nhân viên được điều động phải mang theo cả gia đình con cái.


Vienna (Áo)

Mercer là công ty con của tập đoàn Marsh & McLennan Companies, Inc., (MMC) đăng ký trên thị trường chứng khoán New York, Chicago (Hoa Kỳ) và London (Anh Quốc). Công ty có chừng 25.000 khách hàng toàn cầu, với 18.000 nhân viên làm việc ở 40 nước, mỗi năm tiến hành chừng 600 công trình khảo cứu. Bản xếp hạng chất lượng cuộc sống, được Mercer tiến hành hàng năm cho 420 thành phố hàng đầu thế giới, dựa trên 39 chỉ tiêu đánh giá, chia thành 10 nhóm:

1 - Chính trị và môi trường xã hội (ổn định chính trị, tội phạm, thực thi luật pháp...).
2 - Môi trường kinh tế (quy định tỷ giá hối đoái, phục vụ của ngân hàng...).
3 - Môi trường văn hóa xã hội (kiểm duyệt, hạn chế tự do cá nhân...).
4 - Hệ thống y tế (chăm sóc y tế, bệnh truyền nhiễm, xử lý rác nước thải, tiếng ồn máy bay...).
5 - Trường học và hệ thống đào tạo (chuẩn của trường, khả năng tham gia trường quốc tế...).
6 - Mạng lưới dịch vụ và giao thông công cộng (điện nước, giao thông công cộng, mức quá tải...).
7 - Nghỉ ngơi, giải trí (tiệm ăn, nhà hát, rạp chiếu phim, thể thao, cơ sở nghỉ dưỡng...).
8 - Hàng tiêu dùng (khả năng mua các mặt hàng thực phẩm, đồ dùng hàng ngày, ô tô...).
9 - Nhà ở (chất lượng nhà, dụng cụ, đồ gỗ, sửa chữa...).
10 - Môi trường (khí hậu, tình hình thiên tai...).

Danh sách xếp hạng được lập theo phương pháp cho điểm từng chỉ tiêu trong 10 nhóm trên, lấy thành phố New York làm mốc so sánh 100 điểm, rồi tính ra phần trăm so với New York. Mỗi nước có một bảng tổng hợp riêng tất cả các kết quả trên; nhờ đó có thể tính ra mức lương phải trả cùng công tác phí khi gửi nhân viên tới làm việc tại quốc gia khác, trên cơ sở lấy lương và công tác phí của New York làm chuẩn tính toán.


Singapore

Năm nay, danh sách xếp hạng của Mercer được điều chỉnh cho 215 thành phố. Theo đó Vienna (Áo) đạt 108,6 điểm đứng đầu bảng và Bagdad (Iraq) với 14,4 điểm đứng chót. Hà Nội từ năm 2002 vẫn giữ 58 điểm so với New York, xếp hạng 160 và thành phố Hồ Chí Minh 61 điểm đứng thứ 150.

Một đề tài phụ trong khảo cứu là xếp hạng chất lượng hạ tầng cơ sở và giao thông vận tải của các thành phố khảo cứu. Năm nay, đứng đầu là Singapore, kế tiếp là Copenhagen, cuối bảng vẫn là Bagdad (Iraq).


Vancouver (Canada)


Auckland (New Zealand)


Dubai (UAE) 


Munich (Đức)

TS. Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức)

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo