Ashui.com

Saturday
Apr 20th
Home Tin tức Thế giới Đức tìm kiếm di sản thế giới mới thay thế thung lũng Elbe

Đức tìm kiếm di sản thế giới mới thay thế thung lũng Elbe

Viết email In

Một hệ thống quản lý nước 850 tuổi ở khu vực Upper Harz của Đức nhiều khả năng sẽ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, thay thế cho thung lũng Elbe ở Dresden – đã bị loại ra khỏi danh sách hồi năm ngoái. Tuy nhiên, liệu danh hiệu mới có đem lại lợi ích cho khu vực này?

Hệ thống quản lý nước có một không hai

Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đang tổ chức hội nghị thường niên kéo dài 10 ngày ở Brasilia, Brazil, qua đó xem xét các hồ sơ của gần 40 di sản mới, trong đó có hệ thống quản lý nước Upper Harz ở bang Lower Saxony.


Hệ thống quản lý nước Upper Harz  được sử dụng chủ yếu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19
 
Các phương tiện được lắp đặt để phát điện của hệ thống quản lý nước này được coi là các công trình văn hóa và được bảo vệ từ năm 1978. Hệ thống quản lý nước bao phủ một diện tích gần 200 km2, gồm nhiều đập nước, guồng nước và cống ngầm, một hệ thống thoát nước – tất cả đều có niên đại từ năm 1150 đến năm 1805. “Trên thế giới không có di chỉ nào có được những đặc điểm như hệ thống Upper Harz, một hệ thống năng lượng thời tiền công nghiệp”, Dieter Offenhaeusser, Phó tổng thư ký của Ủy ban UNESCO Đức, khẳng định.

Nếu được công nhận, hệ thống này sẽ là phần nối thêm vào hai di sản thế giới đang tồn tại là khu mỏ Rammelsberg và thành phố Goslar lịch sử. Hệ thống quản lý nước đã đáp ứng nước cho khu mỏ để sàng quặng và nhờ đó mà mang lại thành công thương mại cho Hanseatic League, liên minh thương mại kinh tế trong thời Trung cổ.    
    
Lo trách nhiệm bảo tồn di sản sau vụ thung lũng Elbe

Danh hiệu di sản thế giới của UNESCO sẽ tác động tới ngành du lịch, song tôi cũng chưa biết nó sẽ tác động như thế nào vì Harz đã là một điểm du lịch, vì vậy nếu hệ thống quản lý nước mở rộng thêm di sản thế giới ở khu vực này thì tôi cũng không biết liệu có tăng thêm được lượng du khách tới đây hay không. Duy trì và bảo tồn một di chỉ là một trách nhiệm lớn”, Offenhaeusser nói.


Các công nhân mỏ xây dựng hệ thống nước này để có nước sử dụng trong các mùa khô 

Hans-Georg Dettmer, người phát ngôn của bảo tàng Di sản Văn hóa Thế giới ở Rammelsberg, cho rằng: “Để được công nhận là di sản văn hóa thì nhất thiết các chủ sở hữu của các công trình khai mỏ phải có biện pháp cứu nguy và bảo tồn các công trình này”.

Sở dĩ ông Hans-Georg Dettmer nói như vậy vì nước Đức đã có bài học nhãn tiền khi thung lũng Elbe ở thành phố miền Đông nước Đức Dresden. Thành phố này đã quyết định xây cây cầu gồm 4 làn xe vắt qua sông Elbe để giảm tải lưu lượng giao thông vào thành phố. Sau một thời gian cảnh báo, UNESCO đã tước danh hiệu di sản thế giới của nơi này khi cho rằng cây cầu làm hỏng cảnh quan thành phố.

Ngoài hệ thống quản lý nước ở Upper Harz, các đại diện của UNESCO còn cân nhắc tới các đề cử từ Marshall Islands, Kiriabati và Tajikistan, 3 nước hiện chưa hề có di sản thế giới. Các khu vực khác cũng đang được cân nhắc có thành phố Graz của Áo, Jantar Mantar và tuyến đường sắt Matheran ở Ấn Độ, các hang thời tiền sử Yagul và Mitla ở thung lũng Oaxaca, miền Trung Mexico và khu danh thắng văn hóa Koso ở Ethiopia. Cho đến nay, Đức đã có 33 trên tổng số 890 di sản thế giới được công nhận.

VIỆT LÂM

>> UNESCO xem xét công nhận các di sản thế giới mới 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo