Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tin tức Thế giới Tượng Nhân sư ban đầu mang gương mặt sư tử?

Tượng Nhân sư ban đầu mang gương mặt sư tử?

Viết email In

Theo nghiên cứu mới đây của các chuyên gia, nhiều khả năng ban đầu tượng Nhân sư có gương mặt sư tử và niên đại của nó lâu đời hơn so với giả thuyết trước đây.

Nhân sư mang đầu sư tử chứ không phải Pharaoh?

Cho đến nay, nguồn gốc của bức tượng Nhân sư vẫn là một trong những điều huyền bí nhất của lịch sử. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, ban đầu bức tượng này không mang gương mặt của một Pharaoh.

Tọa lạc trên cao nguyên Giza trên bờ tây sông Nile, gần thủ đô Cairo, Nhân sư là bức tượng đầu người, mình sư tử ngồi. Đây là bức tượng làm bằng đá nguyên khối lớn nhất thế giới, cao 72,3m. Nhiều người tin rằng bức tượng này được người Ai Cập cổ đại làm vào thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên và là công trình điêu khắc nổi tiếng lâu đời nhất.

Dựa vào các dữ liệu tìm được, các chuyên gia hiệu quả hình ảnh đã tạo nên những hình ảnh kỹ thuật số cho thấy nhiều khả năng tượng Nhân sư còn lâu đời hơn cả các kim tự tháp. Nhà địa chất Anh Colin Reader cho rằng Nhân sư không chỉ lâu đời hơn so với giả thuyết trước, mà ban đầu còn có gương mặt hoàn toàn khác. Nhiều nhà Ai Cập học nghiên cứu tượng Nhân sư trong hơn 200 năm qua tranh cãi, tượng được làm ngay sau khi kim tự tháp đầu tiên được xây dựng khoảng cách đây 4.500 năm. Nhưng nghiên cứu của ông Reader lại khẳng định, sự xói mòn của nước mưa ở xung quanh tượng cho thấy bức nó được làm trước cả kim tự tháp Giza.

Ông Reader khẳng định, trên cao nguyên Giza có một cung điện chìm và điều đó cho thấy khu vực này có những hoạt động diễn ra trước khi xây dựng các kim tự tháp. Phong cách của Nhân sư cho thấy công trình điêu khắc này còn lâu đời hơn cả những ngôi mộ khác trong khu vực. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra thân tượng và đầu không cân xứng về tỷ lệ nên họ khẳng định ban đầu tượng không mang hình một Pharaoh. Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng thời kỳ đầu tượng Nhân sư có đầu sư tử. Đối với người Ai Cập cổ xưa thì sư tử tượng trưng cho quyền lực còn mạnh mẽ hơn cả gương mặt người. Do công trình điêu khắc mang thân hình của sư tử nên các chuyên gia lại càng tin vào kết luận của mình.

Hầu hết các nhà Ai Cập học đều cho rằng, Nhân sư tượng trưng cho chân dung của Vua Khafra. Nhiều người thì lại nghĩ Djadefre, anh trai của Khafra, đã cho làm tượng Nhân sư nhằm tôn vinh cha mình là Khufu. Công trình điêu khắc này được tiến hành vào khoảng năm 2550-2450 trước Công nguyên. Tuy nhiên, chứng cứ gắn kết tượng Nhân sư với Khafa không nhiều nên điều này chỉ mang tính suy diễn và khá mơ hồ.

Niên đại của tượng Nhân sư vẫn là điều tranh cãi

  • Ảnh bên : Hình ảnh tái tạo kỹ thuật số cho thấy tượng Nhân sư với gương mặt của sư tử. Chân và đầu của tượng Nhân sư bị xói mòi, điều đó cho thấy bức tượng có thể to hơn và được làm sớm hơn so với suy nghĩ trước đây. 

Nhà địa chất Robert Schoch thì khẳng định, tượng Nhân sư chắc chắc lâu đời hơn so với suy nghĩ hiện nay sau khi tiến hành điều tra từ thập niên 1990. Ông cho rằng sự phong hóa trên mình tượng và đường mòn xung quanh bức tượng chứng tỏ nó bị nước xói mòn trong một thời gian dài. Ai Cập chứng kiến thời kỳ mưa to cuối cùng là vào cuối thiên niên kỷ thứ 4 và đầu thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Dựa vào đó, ông Schoch khẳng định niên đại của công trình này là khoảng thiên niên kỷ thứ 6 và đầu thiên niên kỷ thứ 5 – sớm hơn ít nhất là 2.000 năm so với giả thuyết trước và như vậy là sớm hơn 1.500 năm so với thời kỳ hình thành nền văn minh Ai Cập.
 
Không đồng tình với ông Schoch, nhà địa chất Anh Colin Reader lại cho rằng tượng Nhân sư chỉ sớm hơn vài trăm năm so với giả thuyết trước đây khi vẫn người ta cho rằng tượng là một sản phẩm trong Triều đại Đầu tiên của Ai Cập (3050-2850 trước Công nguyên). Về cơ bản, nhà địa chất David Coxill cũng đồng tình với những phát hiện của ông Schoch, nhưng giống như Reader, ông Coxill cũng có quan điểm khá bảo thủ về niên đại của tượng Nhân sư.

Cả Schoch và Reader đều đưa ra kết luận không chỉ với tượng Nhân sư và hàng rào xung quanh, mà còn tính toán đến những đặc điểm thời tiết khác từ những công trình như đền Nhân sư trên cao nguyên Giza – nơi phù hợp với thời điểm mà bức tượng Nhân sư được làm. Nhưng do các kết luận này lại đẩy niên đại của tượng lên trước cả các công trình lớn nên giả thuyết này không được các nhà Ai Cập học chủ đạo chấp nhận.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo