Dự kiến trong tháng 11-2009, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ thông qua dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Trong đó, Việt kiều mua nhà và góp vốn mua nhà được hướng dẫn cụ thể.
Việt kiều sẽ dễ mua nhà
Việc hiểu thế nào là người gốc Việt Nam, giấy tờ gì để chứng minh đủ điều kiện cư trú ở Việt Nam... chưa rõ ràng nên trong thời gian qua chỉ có trên 140 Việt kiều được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Dự thảo đã gỡ các vướng mắc trên. Theo đó, người có quốc tịch Việt Nam phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị. Trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài, phải có giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam.
- tại quận 2, TP.HCM (ảnh: Ashui.com)
Đối với người gốc Việt Nam, phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định hoặc trích lục quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận có gốc Việt Nam.
Việt kiều có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam; người có công; nhà văn hóa, nhà khoa học; người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước thì có quyền sở hữu không hạn chế số lượng nhà ở tại Việt Nam.
Việt kiều có gốc Việt Nam nhưng không thuộc các đối tượng trên nếu có giấy miễn thị thực thì có thể sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư.
Chưa khởi công, xây móng: Không được huy động vốn
Đã có nhiều tranh chấp giữa người góp vốn mua nhà và chủ đầu tư vì quy định hiện hành không nói rõ về hình thức huy động vốn, điều kiện... nên các doanh nghiệp huy động vốn khi dự án chỉ còn trên giấy, huy động mập mờ...
Theo dự thảo, một trong các hình thức huy động vốn là chủ đầu tư ký hợp đồng vay vốn của tổ chức, cá nhân, sau đó trả tiền vay và lãi vay theo thỏa thuận. Chủ đầu tư cũng được ký hợp đồng góp vốn để xây dựng nhà ở, bên góp vốn được hưởng lợi nhuận bằng tiền theo thỏa thuận. Đối với những trường hợp trên, chủ đầu tư chỉ được huy động vốn với điều kiện khi đã có dự án phát triển nhà ở được phê duyệt và đã khởi công xây dựng.
Chủ đầu tư cũng được huy động vốn từ tiền mua nhà, tiền thuê nhà ứng trước của khách hàng thông qua hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Đối với trường hợp này, chỉ được huy động vốn với điều kiện khi đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở đã được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng nhà.
Như vậy, dự thảo không cho phép doanh nghiệp huy động vốn trước khi khởi công, xây móng nhà.
“Việc quy định cụ thể các hình thức huy động vốn, mỗi hình thức huy động vốn có kèm điều kiện cụ thể sẽ tránh được việc lợi dụng huy động vốn để lừa đảo, huy động vốn không đúng gây kiện cáo, tranh chấp giữa các nhà đầu tư” - một thành viên tổ biên tập dự thảo phân tích.
Nơi để xe trong chung cư thuộc sở hữu chung
Dự thảo cũng phân chia cụ thể phần sở hữu chung, riêng trong nhà chung cư. Theo đó, phần diện tích thuộc sở hữu chung gồm: hành lang, cầu thang bộ, cầu thang máy, sân thượng, tường bao ngôi nhà, tường phân chia căn hộ, lối đi bộ, sân chơi chung; và phần diện tích khác không phải là phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu hoặc của chủ đầu tư.
Dự thảo quy định nơi để xe hai bánh, xe cho người tàn tật trong chung cư hoặc phần diện tích khác ngoài nhà chung cư là sở hữu chung.
Riêng đối với khu vực để xe ôtô, phải xây dựng theo quy chuẩn xây dựng nhưng chủ đầu tư quyết định là thuộc quyền sở hữu chung hoặc sở hữu riêng của chủ đầu tư.
Sở hữu riêng và sở hữu chung nhà chung cư phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.
- QH thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
- Sớm lập quy hoạch dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành
- Hợp tác Nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng
- Khởi công đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên
- PPJ báo cáo lần 3: Quy hoạch Hà Nội theo hướng xanh và bền vững
- Được xây biệt thự trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia
- Báo cáo lần 3 Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- Pháp sẽ hỗ trợ Việt Nam trong dự án tàu điện ngầm
- Công bố điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2050
- Đã có cơ chế bảo vệ nhà vườn Huế