Ashui.com

Saturday
Apr 27th
Home Tin tức Việt Nam Thừa Thiên – Huế: Xây dựng Huế là đô thị giảm nhựa kiểu mẫu

Thừa Thiên – Huế: Xây dựng Huế là đô thị giảm nhựa kiểu mẫu

Viết email In

Với quyết tâm đi đầu trong xây dựng đô thị giảm nhựa kiểu mẫu, UBND TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) tập huấn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường đồng thời kêu gọi cán bộ, công chức gương mẫu đi đầu.

Ngày 11/11, UBND TP.Huế phối hợp Tổ chức WWF – Việt Nam tổ chức tập huấn, hướng dẫn về công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường 2020 cho hơn 500 đại biểu là đại diện lãnh đạo sở, ban ngành, đoàn thể và cán bộ, công chức của 36 phường xã và các đơn vị liên quan khác.


Du khách trải nghiệm trạm cấp nước miễn phí tại các điểm du lịch do WWF tài trợ nhằm giảm sử dụng chai nước nhựa. (Ảnh: Ngự Giao)

Với quyết tâm xây dựng đô thị giảm nhựa kiểu mẫu của miền Trung, phấn đấu trở thành một điểm đến di sản hội tụ đầy đủ các yếu tố “xanh, sạch, đẹp”, TP.Huế đang nỗ lực tổ chức triển khai nhiều giải pháp nâng cao ý thức cộng đồng, phấn đấu đến hết năm 2024, giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường và kêu gọi cán bộ, công chức gương mẫu, đi đầu.


Nhân viên công ty Môi trường đô thị Huế kiểm tra thùng rác phân loại của người dân. (Ảnh: Ngự Giao)

Theo đại diện UBND TP.Huế, việc vận động người dân phân loại rác đúng cách sẽ góp phần làm giảm áp lực cho môi trường, tăng tỷ lệ thu hồi và tái chế, đồng thời giảm thiểu rác thải thất thoát tại nguồn và dần tiến đến giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa trên toàn địa bàn thành phố Huế, hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Huế xanh, sạch, sáng, thân thiện với môi trường.


Cấp thùng chứa rác thải nguy hại cho nông dân trên đồng ruộng. (Ảnh: Ngự Giao)

Dự án “Huế – Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” là một sáng kiến của WWF nhằm kết nối các thành phố và các điểm đến du lịch cùng hành động trách nhiệm với bảo vệ môi trường, trong đó có việc giảm thiểu xả thải chất thải nhựa ra môi trường. Thông qua chương trình, WWF đang nỗ lực nâng cao năng lực cho các địa phương nhằm đạt được mục tiêu không rác nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030. Dự án do WWF – Na Uy (thông qua WWF – Việt Nam) tài trợ.

Bùi Ngọc Long

(Thanh Niên)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo