Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch với sân bay cấp 4F (phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế FAO), công suất mỗi năm tiếp nhận khoảng 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa.
Theo Quy hoạch, Cảng hàng không quốc tế Long Thành có chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380-800 hoặc tương đương.
Cảng hàng không được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích đất toàn Cảng là 5.000 ha. Chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam.
Về quy hoạch khu bay, giai đoạn đến năm 2020 có 2 đường hạ cất cánh song song, đến năm 2030 tăng lên 3 đường và sau năm 2030 là 4 đường hạ cất cánh song song.
Nhà ga hành khách là nhà ga quốc tế và quốc nội, 2 cao trình. Đến năm 2020 nhà ga có công suất 25 triệu hành khách/năm. Đến năm 2030 gồm 2 nhà ga có tổng công suất 50 triệu hành khách/năm và giai đoạn sau năm 2030 sẽ tăng lên 4 nhà ga có tổng công suất 100 triệu hành khách/năm.
Nhà ga hàng hóa (HH) đến năm 2020 có công suất 1,2 triệu tấn HH/năm; đến năm 2030 tăng lên 1,5 triệu tấn HH/năm và sau năm 2030 là 5 triệu tấn HH/năm.
Dự án sẽ được đầu tư theo 3 giai đoạn. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (đến năm 2020) là 6.744,7 triệu USD.
Dự kiến tiến độ, trong các năm từ 2011-2014 sẽ là giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thu xếp tài chính. Cảng hàng không quốc tế Long Thành được bắt đầu đầu tư xây dựng từ năm 2015 và dự kiến hoàn thành, đưa giai đoạn 1 vào khai thác trong năm 2020.
Tuấn Khang
- Phong Nha - Kẻ Bàng được xét vào danh sách di sản
- Nhu cầu vốn cho dự án đường sắt đô thị tăng 1,5 lần
- Hà Nội: Xây thêm 15 cầu vượt bộ hành
- Nhật tham gia xây dựng tuyến đường sắt phía Bắc tại Việt Nam
- TP.HCM xây 39 triệu m2 sàn nhà ở trong 5 năm tới
- Thừa Thiên-Huế sẽ khai thác du lịch làng nghề
- Pháp giúp Việt Nam đào tạo cán bộ quản lý đô thị
- Nhật Bản tài trợ Việt Nam 41 tỷ yen xây dựng đường cao tốc
- Thu hồi 12 dự án du lịch để xây cảng Kê Gà
- Nguồn nước Việt Nam bị khai thác quá giới hạn