Tại lễ khánh thành nhà bia Thị Học- Quốc Tử Giám Huế vừa qua, ông Roman Iwaszkiewicz - Đại sứ Ba Lan khẳng định tiếp tục chương trình tài trợ bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Huế.
Ông Roman Iwaszkiewicz và ông Phùng Phu- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế ký kết thỏa thuận tài trợ mới nhất của Đại sứ quán Ba Lan: Bảo tồn tu bổ và tôn tạo Linh Tinh Môn– Văn Miếu Huế với kinh phí 1.784 triệu đồng. Dự án gồm: Phục chế các tấm pháp lam trang trí, phục hồi các cột trang trí phù điêu vôi vữa truyền thống, bảo quản gìn giữ các vật liệu còn tồn tại của công trình; đào tạo kỹ thuật cho cán bộ chuyên môn của Huế về kỹ thuật bảo tồn và phục hồi di tích đá, gạch và vữa truyền thống .
- Ảnh bên: Văn Miếu Môn, phía trước là Linh Tinh Môn chỉ còn bốn cột trụ đã gãy phần ngọn
Nằm trong cụm di tích Văn Miếu, Linh Tinh Môn là cổng tam quan dẫn từ bến thuyền tới Văn Thánh Môn, là các hình thức biểu tượng hóa sự tôn trọng, ngưỡng mộ của người dân và triều đình đối với các vị tiến sĩ dưới thời Nguyễn, thể hiện tinh thần trọng đạo và khuyến học. Hiện Linh Tinh Môn bị hoang phế. Công trình tu bổ sẽ khởi công trong tháng 7 tới.
Chương trình tài trợ của Ba Lan ở Huế từ 1996 đến nay gồm: Bảo tồn Thế Miếu- tổng tài trợ 900.000 USD; Khảo sát và lập Dự án tôn tạo Nhà Tả Vu; Bảo tồn bia Thị Học - Quốc Tử Giám; Dự án Tôn tạo Linh Tinh Môn - Văn Miếu Huế và tập huấn đào tạo kỹ thuật.
Thanh Tùng
- Nhật Bản giúp Việt Nam nâng cao năng lực quản lý và bảo trì đường bộ
- Thừa Thiên – Huế: chỉnh trang, tôn tạo sông Ngự Hà
- Bộ Xây dựng đề xuất “giải cứu” thị trường bất động sản
- Di tích Thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới
- Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô sẽ hút 35.000 tỷ đồng vốn
- Phong Nha - Kẻ Bàng được xét vào danh sách di sản
- Nhu cầu vốn cho dự án đường sắt đô thị tăng 1,5 lần
- Hà Nội: Xây thêm 15 cầu vượt bộ hành
- Nhật tham gia xây dựng tuyến đường sắt phía Bắc tại Việt Nam
- TP.HCM xây 39 triệu m2 sàn nhà ở trong 5 năm tới