Ashui.com

Thursday
Nov 28th
Home Tương tác Góc nhìn Quy hoạch bảo tồn "rác trời", lập hồ sơ di sản?

Quy hoạch bảo tồn "rác trời", lập hồ sơ di sản?

Viết email In

Sau khi đăng tải các bài viết về đủ loại dây cáp viễn thông lằng nhằng giăng mắc khắp Hà Nội làm xấu bẩn khoảng không gian được tiếng "Xanh, Sạch, Đẹp" của thủ đô ngàn năm văn vật; chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả.

100% ý kiến đều cho rằng cần phải dọn dẹp ngay các loại rác trời trả lại sự phong quang sạch sẽ cho Hà Nội, thậm chí có những độc giả tỏ ra xấu hổ về cái sự luộm thuộm này trước du khách quốc tế.

Xin dẫn câu chuyện của độc giả Nguyễn Minh Đức khi anh đến thăm khu ổ chuột tại Ấn Độ để thấy rõ vấn đề này hơn:  "Năm ngoái, tôi đến New Delhi, Thủ đô Ấn Độ, được các bạn đưa đi thăm quan khu phố cũ Dehli. Người hướng dẫn viên nhiệt tình giới thiệu về những đường dây cáp điện, mạng viễn thông, điện thoại cũ chằng chịt, rối mắt len lỏi giữa những dãy phố cũ nhem nhuốc, bẩn thỉu,... và nói rằng người ta không muốn xóa đi những khu ổ chuột này vì muốn thu hút khách đến với đa dạng hóa của "Incredible India".

Người hướng dẫn khẳng định thế giới này duy chỉ có ở khu này của Ấn Độ ngày nay mới còn khu vực mà dây cáp điện, và các đường điện thoại,... chằng chịt len lỏi, rác rưởi và mạng nhện như thế.

Tôi thầm nghĩ, và chẳng dám nói ra... rằng ở Hà Nội của tôi có cả thành phố như thế chứ không phải một khu như bên này, nhiều đến nỗi mà người ta chẳng thèm để ý, chẳng thèm lấy đó để làm điểm thăm quan của du lịch, và mặc kệ.
"

  • Ảnh bên : Di sản rác trời đón đại lễ 1000 năm Thăng Long? (Ảnh: Cao Minh) 

Có lẽ anh Nguyễn Minh Đức không cần phải xấu hổ đến thế. Chúng ta hoàn toàn có thể đề xuất ý tưởng không cần dọn dẹp các loại dây nhợ lằng nhằng hiện nay làm gì vì vừa tốn công vừa tốn của và nhất là chẳng ai muốn đứng ra chịu trách nhiệm về việc này cả. 

Ngay từ năm 2005, Thủ tướng đã chỉ đạo phải hạ ngầm  tất cả tuyến cáp, đường dây điện ở Hà Nội trước 2010. Nghĩa là Hà Nội có 5 năm dọn dẹp rác trời, tạo bộ mặt phong quang sạch sẽ để đón đại lễ 1000 năm Thăng Long, để Hà Nội xứng đáng là thủ đô ngàn năm văn hiến mở cửa đón khách quốc tế trong niềm tự hào "Xanh, sạch, đẹp".

Nhưng dọn dẹp đủ loại dây nhợ lằng nhằng giăng mắc khắp Hà Nội đâu phải là chuyện dễ? Sau gần 5 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, đến thời điểm này, Hà Nội chỉ mới dọn dẹp được chừng 5 tuyến phố thì khoảng thời gian còn lại, dù có vắt chân lên cổ cũng không thể nào hoàn tất được! Cái mà Hà Nội thiếu, không phải là chuyện kinh phí mà chỉ là thiếu một đầu mối chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước người dân.

Thông thường, khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ nghĩ ra được rất nhiều lý do hợp lý để chứng minh cho một điều giản dị: Lỗi này không thuộc về ai, chỉ là do khách quan mà thôi. Thí dụ: Thay vì phải dọn dẹp rác trời, tại sao chúng ta không lên quy hoạch bảo tồn rác trời Hà Nội và lập hồ sơ di sản đệ trình lên UNESCO đề nghị phong là di sản đặc biệt của thế giới?

Thử nghĩ xem, New Dehli, thủ đô Ấn Độ chỉ có một khu phố cũ Dehli mà đã thu hút được khách quốc tế đến tham quan như vậy thì Hà Nội, thủ đô lớn thứ 3 trên thế giới mà vẫn còn nguyên vẹn tính chất lem nhem cổ sơ hơn khu Dehli  nhiều thì chắc chắn sẽ thu hút một lượng khách quốc tế đông vô kể.

  • Ảnh bên : Cáp giăng như mạng nhện (Ảnh: Cao Minh)

Tiềm năng kinh tế du lịch như vậy là đã rõ, đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu rác trời chúng ta cũng không lo thiếu vì bất cứ ai ở bất cứ đâu trên địa bàn Hà Nội cũng đã là một chuyên gia sành sỏi rồi. Việc cần làm duy nhất là cần phải phổ cập tiếng Anh cấp tốc cho toàn dân Hà Nội để họ có thể trực tiếp giới thiệu di sản rác trời với du khách quốc tế, đặc biệt là dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Vậy chúng ta có nên coi rác trời là một vấn đề nan giải và cần phải hạ ngầm trước đại lễ 1000 năm như Thủ tướng đã chỉ đạo cách đây 4 năm không? Chỉ Hà Nội mới có thể đưa ra được câu trả lời thoả đáng.

Quang Hải

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...