Ashui.com

Saturday
Apr 27th
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự - 5

Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự - 5

Viết email In
Chỉ mục bài viết
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự (2/5)
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự (3/5)
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự (4/5)
Mỹ học đô thị Tokyo - Hỗn loạn và trật tự (5/5)
Tất cả các trang

Đáng báo động về vấn đề đất đai


Khó khăn lớn nhất tại Tokyo ngày nay là vấn đề đất đai, giá cả đã tăng vọt lên những mức cao khó hiểu.

Nhờ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, Tokyo không chỉ là thủ đô của nước Nhật, mà còn là trung tâm của các hoạt động kinh tế chính trị toàn cầu, tương tự như Paris, London, New York và Washington D.C., rất nhiều người cho rằng thành phố này cần phải được cải thiện hơn nữa và nâng lên cho xứng đáng với tầm mức của một đại đô thị - thủ đô. Nhiều người khác tin rằng do sự tập trung quá mức của các hoạt động chính trị, tập đoàn kinh tế, tài chính thương mại và văn hóa tại Tokyo, Nhật Bản cần được tái tổ chức quanh những đa trung tâm, như đã được phác thảo trong bản Quy hoạch Phát triển tổng thể Đất đai Lần 4 của Chính phủ.

Vấn đề không phải ở chỗ sự thay đổi nào là đúng đắn hoặc đáng ao ước, cái thực tế vẫn tồn tại ở đây là sự tập trung quá mức tại Tokyo. Giá đất quá cao tại những quận thương mại trung tâm Tokyo là chuyện không hay ho gì mà lý do thì ai cũng biết. Giá đất cao ở khắp thành phố khiến việc thu hồi đất cho những tiện ích công cộng như sân bay hay đường xá trở nên rất khó khăn, và trừ phi có thay đổi, vấn đề này sẽ mau chóng trở nên không giải quyết được.

Chúng ta cần phải xem xét tới bản chất thực của đất đai. Giá đất của những vùng hoang dã không có người ở có lẽ gần như bằng không. Trong các vùng đô thị ngày nay, giá của chúng tăng lên do sự nâng cấp cơ sở hạ tầng, tức là do những yếu tố kinh tế nằm ngòai đất đai. Giá đất tại bất cứ quận nào cũng tùy thuộc vào không chỉ những đặc điểm của quy họach đô thị của quận, khả năng tiếp cận với hệ thống giao thông và phân vùng chức năng (thương mại, công nghiệp hay khu ở) mà còn vào việc khu đất có dễ tiếp cận với một tuyến phố thương mại và có hệ thống cấp thoát nước cùng mạng lưới năng lượng và thông tin liên lạc hoàn hảo thuận tiện. Do đó giá đất được quyết định bởi lượng tài chính công đầu tư vào để nâng cấp, nguồn vốn này hiển nhiên lấy từ các loại thuế giúp duy trì những tiện ích và dịch vụ này. Vì thế, nếu sử dụng đất chỉ giành cho lợi ích tư của chủ đất là sai. Đất đai phải được sử dụng nhiều hơn cho mục đích công cộng để phù hợp với các quyết định của quy hoạch đô thị, giống như tại Phương Tây.

Khái niệm kiểu Nhật về quyền sở hữu đất đai

Chúng ta không thể chỉ dựa trên những nguyên tắc kinh tế để giải quyết vấn đề giá đất cao quá mức trừ khi khái niệm của Nhật Bản về quyền sở hữu đất đai được thay đổi cơ bản và chúng ta bắt đầu ưu tiên cho những nhu cầu cộng đồng.

Trong trường hợp xây dựng đường xá, chỉ cần một chủ đất từ chối giao đất của mình là đã khiến việc làm đường phải chựng hẳn lại. Những kỳ nèo như vậy thường có động cơ là tình cảm sở hữu mãnh liệt với bất động sản. Đối với nhiều người, đất đai là một tài sản để lại của tổ tiên mà gia đình không thể bán đi, và trong một số trường hợp người chủ đất dường như bị chi phối bởi lòng ham muốn chiếm hữu cổ sơ có sức mạnh hơn nhiều bất kỳ một nguyên tắc kinh tế nào.

Tại nơi những con phố chật chội giao nhau, vạt chéo góc đường và mở rộng chiều rộng đường có thể giúp giảm ách tắc giao thông, nhưng tại những đô thị Nhật Bản, các góc đường như vậy thường có cắm một cọc sắt. Đây là một loại mốc đánh dấu ranh đất, đặc điểm của cộng đồng nông nghiệp, trái ngược với những cư dân du mục.

Ý thức sở hữu mạnh mẽ này thường được nhấn mạnh bằng những bức tường xây quanh khu đất ở. Thậm chí nó còn có thể được rào thêm trên đỉnh tường bằng dây kẽm gai hay trong một số trường hợp là những mảnh chai lọ thủy tinh cắm lên trên.

Hiện tượng này không chỉ giới hạn trong khu đất ở. Ví dụ như người ta sẽ tự hỏi, tại sao bức tường xung quanh Đại học Tokyo, cơ sở giáo dục cao cấp nhất Nhật Bản, lại cao đến thế. Nếu bức tường đó hạ xuống ngang với gờ của con đường bên trong trường, con đường boulevard với vỉa hè rất rộng chạy phía trước cổng chính và chiếc cổng nổi tiếng Akamon sẽ trở thành một đường đi dạo tuyệt vời chẳng kém gì khu rừng Bois de Boulogne ở Paris. Khu vườn Thực vật của đại học Koishikawa thậm chí còn tệ hơn. Bao quanh bởi một bức tường dài như vô tận bằng bê tông đúc sẵn, nó như một trong những vườn thực vật được bao bọc nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Điều này làm ta tự hỏi phải chăng đấy chính là vườn thực vật của một trường đại học.

Tôi không biết một môi trường như vậy có phải là kết quả của sự hẹp hòi thiển cận của Đại học Tokyo hay không, do những cảm xúc mãnh liệt về quyền sở hữu đất hay do tinh thần trách nhiệm quá mức của những nhà quản lý, nhưng không khí mà nó tạo ra cho cảnh quan đô thị thật không hay chút nào. Ít nhất những rào chắn cũng nên hạ xuống hẳn vài mét và, nếu thật sự cần thiết, xin hãy thay chúng bằng một hàng rào song sắt có thể nhìn xuyên qua được.

Hướng tới một cách nhìn mới về quyền sở hữu đất đai

Lượng thời gian quý báu mất đi hàng ngày của rất nhiều công dân đô thị, kết quả của sự tôn trọng của chúng ta đối với quyền sở hữu đất đai, cho thấy sự thay đổi trong lối tư duy là rất cần thiết. Việc đầu tiên chúng ta nên cân nhắc là những cách tiếp cận mới đối với những người được đền bù đang bị cưỡng chế phải rời khỏi đất của mình. Đã tới lúc để nghiên cứu các khả năng, lấy ví dụ, như đề nghị trao đổi những khu đất tốt hơn do nhà nước sở hữu lấy những khu cần cho việc xây dựng những tiện ích công cộng, và thiết lập một hệ thống giải thưởng cho việc hiến tặng những miếng đất như vậy, hoặc một hệ thống đền bù dài hạn trả góp hàng năm. Những công trình sang trọng do công cộng quản lý, hoặc những khu nhà ở do chính phủ đầu tư, hoặc những mảnh đất trước kia của tập đoàn hỏa xa quốc gia có thể được xây dựng và bán với thời hạn ưu đãi cho những người đề nghị hiến đất của mình. Thậm chí còn khả thi hơn là giải pháp tiếp cận dây chuyền đối với việc tiến hành mua khu đất trống nằm cạnh quận đang được phát triển hoặc nâng cấp, xây dựng ở đấy những khu nhà hiện đại và những tiện ích khác để đáp ứng đòi hỏi của những người đề nghị được chuyển đi, v.v.

Trong bất cứ trường hợp nào, thậm chí cả khi có những kiềm chế trên giá cả đất đai, việc mở rộng hệ thống giao thông hay nâng cấp các sân bay vẫn không thể làm được trừ phi tìm ra cách cư xử với những người vốn phải được di dời công bằng và thuận tiện trong trình tự dài hạn. Trong khi đó, những chủ đất ngắn hạn chờ được lợi do đầu cơ phải không được cho phép thâu lợi. Tất nhiên, trong những trường hợp như vậy, việc cưỡng chế là chấp nhận được. Những vấn đề giao thông của đại đô thị là đủ mức nghiêm trọng để tiến hành những biện pháp như vậy.

Cách tiếp cận này có thể kỳ cục đối với lối suy nghĩ của ông bộ trưởng tài chính, nhưng số tiền đền bù thỏa đáng cho những người bị di dời hiển nhiên là cần thiết đế khiến họ bán mảnh đất phục vụ nhu cầu của cộng đồng. Đô thị về cơ bản là một nơi tập hợp con người tham gia các hoạt động kinh tế, nhưng những khía cạnh dân cư và văn hóa của đô thị phải được cân nhắc kỹ càng hơn so với cách làm hiện giờ trong bản quy hoạch đô thị.

 

 



 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo