Ashui.com

Thursday
Jan 23rd
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Bài học từ sự sụp đổ của một đô thị cổ

Bài học từ sự sụp đổ của một đô thị cổ

Viết email In

Thành phố Angkor Wat (Campuchia) đã từng phát triển sôi động cho đến cuối thế kỷ 17, như là New York, Paris, Rome trong thời kì hoàng kim của nó. Trong giai đoạn từ thế kỷ 9 đến 17 sau Công nguyên, không ai có thể nghĩ ra được bất kỳ mối đe dọa nào đối với nhà nước Khmer này. Tuy nhiên, Angkor đã sụp đổ gần như hoàn toàn trong thế kỷ 17, và những lý do đằng sau sự sụp đổ này là một bài học quý báu cho các thành phố thời nay.


(nguồn: Youtube / Monash University)

Angkor được xây trên một mạng lưới giao thông rộng lớn: những con kênh đóng vai trò quan trọng như xa lộ. Thành phố phát triển bằng cách mở rộng mạng lưới kênh rạch từ khu vực trung tâm để hình thành một tổ hợp rộng lớn các khu ngoại ô vệ tinh. Angkor phát triển theo cấp số nhân khi sự giàu có và sức mạnh nội lực tăng lên. Đường thuỷ giúp hàng hóa và người dân lưu thông tốt ra bên ngoài trung tâm thành phố.
 
Nhưng khi Angkor phát triển nhanh hơn, đường thuỷ của nó trở nên yếu và dễ bị vỡ. Mưa và những thời tiết thay đổi nhỏ nhưng nghiêm trọng khác xảy ra, và hệ thống đường thủy này bị đổ vỡ. Ông Roland Fletcher, một giáo sư kiến trúc tại Đại học Sydney ở Úc, gọi quá trình này là "sụp đổ đô thị mật độ thấp”.

Sự mở rộng đô thị đi cùng với sự phát triển về kinh tế, dẫn tới phát triển các vùng ngoại ô.

Fletcher khai quật các thành phố để khám phá ra con đường phát triển kinh tế, xã hội, tự nhiên của chúng. Ông và các đồng nghiệp đã tìm thấy một mối tương quan sâu sắc giữa vùng ngoại ô mật độ thấp và sự sụp đổ đô thị xảy ra sau đó. Luận điểm của ông là sự mở rộng thành phố đi liền với sự phát triển kinh tế, về bản chất dẫn đến sự phát triển vùng ngoại ô.

Angkor mở rộng trong thời kì có thời tiết ôn hòa. Vì vậy, các hoạch định chính sách của Angkor cho rằng kiểu thời tiết này sẽ lặp lại mãi mãi và do đó xây dựng kênh mương của họ có ít lưu vực nước và đập đất.

Các thành phố rộng lớn ngày nay đã mở rộng trong thời kì có thời tiết ôn hòa, mà không ai dự đoán rằng nước biển sẽ dâng hoặc nguồn năng lượng có thể bị cạn kiệt. Angkor và các thành phố hiện đại khác giống nhau ở điểm chúng được xây dựng để tồn tại trong kiểu thời tiết ôn hòa nhất. Các đường giao thông, hệ thống cống rãnh và vùng ngoại ô hiện đại đều có tiền đề là thời tiết ôn hòa và năng lượng giá rẻ. Những sự kiện gần đây như cơn bão Katrina ở New Orleans (Mỹ) và cơn bão lớn ở miền Trung Tây sau đó cho thấy cơ sở hạ tầng hiện đại vận hành kém như thế nào trong thời tiết khắc nghiệt.


Vùng nước ngoại thành Angkor Wat (ảnh: Roland Fletcher)

Những con đường nông kéo dài và cơ sở hạ tầng liên quan dễ bị tàn phá như hệ thống kênh rạch của Angkor Wat. Fletcher giải thích những hậu quả của quá trình này từ thành phố mật độ dân cư cao tới các vùng ngoại ô đang xuống cấp:

Có thể có một số tranh luận về nguyên nhân và hậu quả của việc thành phố nâng lên và chìm xuống như thế nào, nhưng chắc chắn những quá trình này đang diễn ra tương tự ở Mỹ. New Orleans, Grand Forks, North Dakota, và đô thị South Central Florida đã từng trải qua thảm họa phá hủy trong hai thập kỷ qua, một phần của những thành phố bị phá hủy vượt quá khả năng tái thiết của chúng tôi.

Năm 2012, đã có nhiều thảm họa lốc xoáy, bão và bão tuyết hơn các năm khác. Khi mức nước biển dâng cao và các kiểu thời tiết ngày càng khó dự đoán trước, hệ thống ứng phó của thành phố đang đi xuống. Angkor Wat không phải là nơi đầu tiên hoặc cuối cùng trải qua quá trình phát triển thành phố tăng trưởng, mở rộng và xuống cấp. Beirut (Li-băng) và những thành phố khác trên thế giới đã phát triển và đi xuống khi điều kiện khí hậu thay đổi.

Và dĩ nhiên, chúng tôi không phải nhìn ngược trở lại để tìm nhiều điểm tương đồng hơn. Khi các nguồn cung cấp năng lượng cạn dần, chúng tôi đã theo dõi khi thời tiết khắc nghiệt phá hủy cơ sở hạ tầng lâu đời của Mỹ. Thật quá đơn giản để gợi ý việc chúng tôi có thể so sánh trực tiếp ở đây. Nhưng việc học hỏi từ quá khứ rất hữu ích để bởi chúng tôi cố gắng xây dựng hoặc tái thiết cho tương lai. Việc ám chỉ tất cả các vùng ngoại ô là xấu thì không thận trọng. Những gì các nhà hoạch định chính sách phải đối đầu là chúng tôi có thể làm gì sau khi nghiên cứu những sự kiện trong quá khứ.

Biến đổi khí hậu cũng là một phần tác nhân nhưng không phải là thủ phạm duy nhất. New Orleans, nơi tôi đã dành nhiều thời gian sau trận bão Katrina với tư cách một cố vấn tái thiết, là một ví dụ điển hình của sự mở rộng thành phố. Thành phố đã có gần 15.000 ngôi nhà trống ở trong trung tâm khi cơn bão tàn phá năm 2005. Lãnh đạo thành phố đã mở rộng thành phố sang khu vực đầm lầy xung quanh từ 1965-1990, tăng gấp đôi kích thước địa lý của thành phố. Vì vậy, khi cơn bão ập tới, thành phố được mở rộng vượt ra ngoài bức tường thành của những con đê, làm cho toàn bộ thành phố bị tấn công bởi biển dâng dâng lên, phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng ở ngoại ô.


Hai ngôi nhà bị phá hỏng bỏ hoang ở quận Lower Ninth Ward, bang New Orleans (Ảnh: Lee Celano/Reuters)

Nhiều thành phố của Mỹ có phần mở rộng lớn ở khu vực ngoại ô được gắn kết bởi cơ sở hạ tầng rộng lớn, kéo dài. Như Fletcher nói, việc mở rộng các mô hình sử dụng đất thấp tầng đòi hỏi tiếp tục mở rộng đường giao thông, nước, và các nguồn năng lượng. Điều này, đến lượt nó, có thể dẫn đến tình trạng giống như New Orleans là kết cấu toàn bộ thành phố bị đe dọa khi biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa, nhiệt độ và mực nước biển. Bắc Kinh đã gặp phải hiện tượng này với hơn 30 người chết vì các thành phố mở rộng không làm thoát khối lượng nước lũ tạo ra từ việc mở rộng thành phố sang môi trường sống tự nhiên xung quanh.

Thành phố có thể tạo ra các khu ngoại ô, nhưng khu ngoại ô không thể cứu được thành phố.

Bài học cho Mỹ và các quốc gia có mô hình sử dụng đất tương tự như Canada và Úc là để xây dựng khu dân cư nhỏ, linh hoạt. Một hướng đi đang được tiến hành là gắn kết đô thị ở các thành phố như Miami, Indianapolis, và Louisville. Một hướng đi nữa là ngăn chặn sự mở rộng đô thi, giống như Portland, Seattle và bây giờ là Los Angeles. Cuối cùng, Denver, Phoenix, và Dallas đang cố gắng kết nối chặt chẽ các vùng ngoại ô với các thành phố bằng tuyến đường sắt trọng tải nhẹ để tạo điều kiện phát triển theo chiều dọc bên trong thành phố thay vì phát triển liên tục ra phía bên ngoài đô thị. Tất cả các hướng đi trên vào thời điểm này là tốt, nhưng có thể chúng chưa đủ để ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt kết cấu đô thị. Vì vậy, các quốc gia đang tranh cãi về nhu cầu chi nhiều hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng, khi đó việc phát triển một chiến lược để cải tổ trung tâm thành phố và gia cố các trục giao thông vận tải chính sẽ thấu đáo và khả thi hơn. Angkor Wat là một bài học hữu ích vì nó cho thấy nếu chúng ta không hành động quyết liệt, chúng tôi tất cả đều phải đối mặt với viễn cảnh tồi tệ về sự sụp đổ hàng kết cấu đô thị. Thành phố có thể tạo ra các vùng ngoại ô, nhưng khu vực ngoại ô không có thể cứu các thành phố./.

Edward J. Blakely (The Atlantic Cities) - Hà Ly (dịch)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...