Ngày 26/8, Tổng công ty thép VN đã tăng giá thép tại khu vực miền Nam lên 300.000 đồng/tấn. Đây là lần tăng giá thép thứ 2 trong tháng 8 của Tổng công ty thép VN (khu vực miền Nam).
Đánh giá về tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thép trong 7 tháng đầu năm 2009, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp thép đã duy trì được mức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dần vượt qua khủng hoảng. Tới nay, chưa có cơ sở sản xuất thép nào phải đóng cửa sản xuất hoặc phá sản. Thậm chí, một số công ty vẫn tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất như thép Việt, Hòa Phát HPS, VnSteel,…
Theo ông Cường, tiêu thụ thép xây dựng đến hết tháng 7/2009 đã tăng 10% so với 7 tháng cùng kỳ năm 2008 và dự đoán đến hết năm 2009 sẽ duy trì mức tăng trưởng khá so với năm 2008.
Thị trường thép Việt Nam vẫn thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước với các dự án quy mô lớn.
Tuy nhiên, thép xây dựng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam hầu hết là xuất sứ từ Trung Quốc và các nước ASEAN chủ yếu là thép Ø6 – Ø8. Cụ thể, trong tổng lượng thép cuộn nhập khẩu, xuất sứ từ ASEAN chiếm tỷ trọng tới gần 70%.
Ước năm 2009 thép cuộn nhập khẩu vào thị trường Việt Nam khoảng 480.000 – 500.000 tấn, tương đương với khoảng 40.000 tấn/tháng làm cho mức tiêu thụ thép cuộn trong nước chỉ còn khoảng 20% của tổng lượng thép xây dựng.
Ông Cường đánh giá, từ nay đến hết năm 2009 giá nhập khẩu nguyên liệu vẫn có khả năng tăng nên giá thép thị trường trong nước sẽ tiếp tục tăng nhưng sẽ khó tăng đột biến… Việc giá tăng còn phụ thuộc vào sự phục hồi của kinh tế thế giới, vì hầu hểt các nước đã bắt đầu phục hồi kinh tế sau thời kỳ suy giảm.
Ông Cường cho biết, theo kế hoạch, năm 2010 ngành thép Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng cao do tác động của các biện phát kích cầu kinh tế của Chính phủ trong năm 2009. Sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng và các các sản phẩm thép khác sẽ tăng 12% so với năm 2009.
Cũng trong năm 2010 dự kiến, cung ứng phôi thép vuông cho sản xuất thép xây dựng trong nước sẽ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu.
Tuy nhiên, ông Cường nhấn mạnh, năm 2010 cũng sẽ là năm mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số khó khăn về giá cả nguyên liệu cơ bản như: quặng. than, dầu, phôi thép, thép phế và một số nguyên liệu khác sẽ tăng giá.
Thêm vào đó, Việt Nam không còn được hưởng các ưu đãi cao về chính sách thuế, nhiều dự án mới về thép đi vào hoạt động làm cho mất cân đối giữa nguồn cung và mức thiệu thụ của thị trường, dẫn đến cạnh tranh quyết liệt, đặc biệt là đối với những sản phẩm thép xây dựng, cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại, sơn phủ màu…
Thông tin từ báo Thanh niên cho biết, ngày 26/8, Tổng công ty thép VN đã tăng giá thép tại khu vực miền Nam lên 300.000 đồng/tấn. Cụ thể giá thép cuộn giao ra của nhà máy chưa có thuế VAT là 11,52 triệu đồng/tấn và giá thép cây là 11,72 triệu đồng. Đây là lần tăng giá thép thứ 2 trong tháng 8 của Tổng công ty thép VN (khu vực miền Nam). Đại diện công ty này cho biết giá thép nguyên liệu đầu vào đang tăng rất mạnh, từ 480 USD/tấn nay tăng lên đến 550 USD/tấn. Do vậy dù mức tiêu thụ tại khu vực này không tăng nhưng công ty phải tăng giá bán ra. Nhiều đại lý vật liệu xây dựng dự báo sau động thái tăng giá này, chắc chắn các công ty thép khác sẽ có mức tăng tương tự. Giá thép đã bắt đầu tăng trở lại từ tháng 5 đến nay khi nhu cầu về thép đã phục hồi. |
Hạnh Lệ
- Thương hiệu VICEM "lĩnh xướng" thị trường
- Prime Group khánh thành nhà máy gạch Prime Đại Lộc lớn nhất Đông Nam Á
- Pomina đầu tư nhà máy luyện phôi và nhà máy cán thép lớn nhất Việt Nam
- Thép Việt Nam - cạnh tranh khốc liệt ngay sân nhà
- Ngành kính nổi kiện bán phá giá: Tự vệ chính đáng
- Nhà thầu "dọa"... bỏ chạy vì giá thép tăng
- Công trình xây dựng dân dụng đội giá
- Nối dài dự án thép... ngoài luồng
- Posco mua một nhà máy sản xuất thép ở Việt Nam
- Thị trường thép: Câu chuyện... “truyền thống”