Hiểm hoạ biến đổi khí hậu ngày một xấu đi, các hiện tượng tàn phá rừng, đánh bắt thuỷ hải sản quá mức, thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu nguồn nước ngọt, ô nhiễm môi trường, v.v… làm cho quả đất nóng lên, nước biển dâng cao. Ngày 29-5-2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã Công bố chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khi hậu có 9 nhiệm vụ và giải pháp chú yếu, chia làm 3 giai đoạn: Từ năm 2009-2010 là giai đoạn khởi động; 2011-2015 là giai đoạn triển khai và sau 2015 là giai đoạn phát triển. Theo tính của các chuyên gia: khi nước biển dâng cao 1 mét thì: Đồng bằng sông Hồng có thể sẽ bị ngập mất 1.668 – 2.983 km2; Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, mực nước biển dâng sẽ thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, tạo điều kiện xói lở bờ biển, các khu dân cư và các công trình ven biển chịu ảnh hưởng lớn; Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 90% diện tích trồng lúa bị ngập hoàn toàn.
Trận mưa đêm ngày 30-10 và ngày 31-10-2008, đã làm cho cả Hà Nội bị lao đao bởi ngập lụt (ảnh bên: Khu Nam Trung Yên trong những ngày ngập lụt); Những ngày nắng nóng thượng tuần tháng 6-2009 đã và đang để lại cho Hà Nội những điều đáng nhớ, khó quên. Trong 2 đêm ngày 9 và 10-6-2009, ở khu vực phía Tây và phía Nam thành phố Hà Nội, cư dân các khu đô thị ở Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì cảm nhận khói mù rõ rệt nhất và sáng ngày 11-6-2009, khói mù đã tràn vào nội thành và cho rằng các huyện ngoại thành đốt rơm, rạ sau vụ thu hoạch lúa. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương thì, việc đốt rơm, rạ không phải thú phạm chính. Thực chất, đây là hiện tượng “mù quang hoá” hay còn gọi là “đảo nhiệt”, một dạng thời tiết khá nguy hiểm đối với sức khoẻ người dân. Trong những ngày nắng, nóng vừa qua, nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội trên 400C, cọng với người dân sử dụng điều hoà hết công suất, lưu lượng ô tô, xe máy rất lớn cùng thải nhiệt, dẫn đến hiện tượng “mù quang hoá”. Hiện tượng này xuất hiện, chứng tỏ Hà Nội đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) kể từ 1998 trở lại đây là thời kỳ nắng nống chưa từng có từ trước tới nay. Nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên 0,3-0,60C trong vòng 10 năm qua. Do biến đổi khí hậu toàn cầu đã vào đến tận mọi ngõ ngách, từng con người cụ thể ở Hà Nội, không phân biệt vua, quan hay thường dân.
Hội nghị thế giới về “Biến đổi khí hậu toàn cầu” từ ngày 01 – 12/6/2009 tại Bonn, Cộng hoà Liên bang Đức đã chỉ rõ: Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nhất. Theo ước tính của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu toàn cầu, nếu nước biển dâng lên 1 mét thì: Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập 5.000 km2 và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập 15.000-20.000 km2, trong khi đây là 2 vựa lúa lớn nhất, tập trung đông dân cư nhất cả nước. Theo báo cáo của Viện khoa học khí tượng thuỷ văn và môi trường cho biết: Việt Nam, mỗi năm mực nước biển dâng cao lên khoảng 5 cm. Hội nghị thế giới về biến đổi khí hậu từ ngày 01-12/6/2009, tại Bonn, Cộng hoà Liên bang Đức đã đưa ra Công lý của sự biến đổi khí hậu: Những người nghèo nhất thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng Họ là những người ít gây nên sự biến đổi khí hậu nhất. Biến đổi khí hậu là chuyện sống còn. Đó là một chiến trường ác liệt toàn cầu mới. Cuộc di dân do biến đổi khí hậu sẽ lớn hơn tất cả các cuộc di dân khác, kể cả di dân do chiến tranh. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu còn nguy hiểm hơn cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay. Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan phát biểu: “Khả năng những người lãnh đạo yếu kém, như ngày nay chúng ta thấy, là đáng báo động. Nếu các nhà lãnh đạo không thể gánh trách nhiệm, Họ sẽ làm hại loài người. Thoả thuận lâu nay là vì lợi ích của tất cả mọi người”.
Cả thế giới có 12 thảm hoạ thiên nhiên thì Hà Nội có thể hứng 11 thảm hoạ: 1- Nước mặn dâng cao khi nước ngọt đầu nguồn các dòng sông cạn kiệt; 2- Ngập lụt do mưa to; 3- Lũ quét ở miền núi; 4- Bão cường độ cao; 5- Lốc; 6- Hạn hán, nắng gắt; 7- Sét đánh; 8- Rét đậm, rét hai; 9- Sạt lở đất, đá; 10- Động đất; 11- Dịch bệnh; 12- Chỉ trừ sóng thần vì không có biển.
Sự suy thoái môi trường ở Hà Nội được thể hiện qua nhiều hình thức và tác hại khác nhau: Ô nhiễm không khí; ô nhiễm nguồn nước sạch; ô nhiễm tiếng ồn; ô nhiễm lương thực, thực phẩm, rau, củ, quả; ô nhiệm các dòng sông: sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Bùi…, các ao, hồ… đã góp phần làm cho thời tiết thất thường, mất dần tính đa dạng sinh học, tính ổn định sinh thái; ảnh hưởng trực tiếp hoặc giản tiếp, tác động tức thời và lâu dài đến sự tồn tại và phát triển cư dân Hà Nội.
- Ảnh bên : Sông Tô Lịch là điển hình của những dòng sông ô nhiễm
Hà Nội cần quyết liệt di chuyển sớm ngày nào hay ngày ấy 17 ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô: 1- Hoá chất (sản xuất phân bón, pin, ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm…); 2- Ngành tái chế, mua bán chất phế thải; 3- Ngành tẩy nhuộm, hồ, in trên sản phẩm dệt may; 4- Ngành luyện cán cao su; 5- Ngành thuộc da; 6- Ngành xì, mạ điện; 7- Ngành gia công cơ khí; 8- Ngành in tráng bao bì kim loại; 9- Ngành sản xuất bột giấy; 10- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, thuỷ tinh; 11- Ngành chế biến gỗ (trừ điêu khắc gỗ, mộc gia dụng); 12- Ngành chế biến thực phẩm tươi sống, nước chấm, muối, dầu ăn; 13- Ngành sản xuất bánh, kẹo, cồn, ruợu, bia, nước giải khát; 14- Ngành sản xuất thuốc lá; 15- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm công nghiệp; 16- Ngành giết mổ gia súc, gia cầm; 17- Ngành chế biến than.
Hà Nội cần hiện thực hoá ý tưởng khu công nghiệp sinh thái (KCNST), đối với thế giới KCNST đã có từ đầu những năm 1990, song Việt Nam là khá mới mẻ. Trong KCNST cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi sinh thái hoà hợp với hệ sinh thái tự nhiên, bảo toàn được tài nguyên thiên nhiên, giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh ra các chất thải và tăng đến mức tối đa khả năng tái sinh – tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng. Sản xuất phải sạch hơn, nhà máy phải đẹp hơn đầy hoa, lá xanh tươi 4 mùa, không còn ô nhiễm môi trường, kể cả những cơ sở sản xuất riêng lẻ.
- Trích bài tham luận: "Đôi điều suy nghĩ để Thành phố Hà Nội sống tốt" tại Hội thảo "Hà Nội : thành phố thân thiện và sống tốt cho cộng đồng" (Hanoi : a Livable City for all) diễn ra trong hai ngày 1-2/7/2009.
- Tiêu đề bài viết do Ashui.com đặt.
TS. Nguyễn Hoàn
- Hà Nội chưa thể xử lý nước thải hiệu quả
- Thủy điện Sê Rê Pôk 4A sẽ làm sông Sê Rê Pôk kiệt nước?
- Sông Sài Gòn đang chết…
- 3R-HN mở rộng chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn TP Hà Nội
- Chính sách môi trường trong bối cảnh phát triển ở Việt Nam
- Thuỷ điện đang chống môi trường
- Quan hệ giữa du lịch và môi trường
- Bảo vệ môi trường biển
- Ngày môi trường thế giới 5-6: Tôn vinh những anh hùng khí hậu
- Cách nào làm sống lại sông Tô Lịch?