Một nghiên cứu được công bố bởi Climate Central ngày 29/10 cho thấy mực nước biển sẽ còn dâng cao hơn so với những gì các nhà khoa học từng dự đoán. Theo đó, thay vì một phần của ĐBSCL và TPHCM như các dự đoán trước đây, gần như toàn bộ diện tích TPHCM và các tỉnh phía Nam sẽ ở dưới mực nước biển trước 2050, ảnh hưởng tới khoảng hơn 20 triệu người (gần ¼ tổng số dân cư) sinh sống ở khu vực này.
Ở phía Bắc, các tỉnh ven và gần biển như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh cũng đều có nguy cơ mất một phần lớn diện tích do nước biển dâng. Trong đó Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình có khả năng nằm ở dưới nước hoàn toàn.
31 triệu người Việt Nam (khoảng 1/3 dân số), thay vì 9 triệu dân như các dự báo trước đây, sẽ phải đối mặt với các đợt ngập lụt mặn thường xuyên và nguy cơ di dân vì mất đất. Các trung tâm kinh tế ven biển lớn như Bangkok, Thượng Hải, Mumbai cũng được dự báo có nguy cơ tương tự.
Đất đai bị xâm lấn do nước biển dâng sẽ không những là hiểm hoạ về môi trường với các đợt ngập lụt mặn thường xuyên hơn, mà còn có nguy cơ gây khủng hoảng về di dân, đe doạ tới ổn định xã hội, kinh tế và chính trị của các khu vực bị ảnh hưởng.
Dưới đây là video do tổ chức MDI (Centre for Media and Development Initiatives - Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển), Media Climate Net (Mạng lưới báo chí Biến đổi Khí hậu & Năng lượng) thực hiện và công bố.
(TBKTSG /Nguồn: Báo cáo Climate Central - MDI: mdi.org.vn)
- Làm gì khi ô nhiễm không khí thành vấn nạn quốc gia?
- Nhiều công trình thi công 'rùa' gây bụi bẩn ở Thủ đô
- Tổ chức Nhật Bản cam kết đầu tư 100% chi phí làm sạch sông Tô Lịch, Hồ Tây
- Việt Nam vượt qua Thái Lan, trở thành "người hùng điện gió" của Đông Nam Á?
- Xác định suất vốn đầu tư cho công trình tiết kiệm năng lượng
- Đã đến lúc cần xây dựng luật về kiểm soát chất lượng không khí
- Nghịch lý điện mặt trời: gần 50% công suất bị “đổ bỏ”
- Cần chia sẻ một nền tảng chung cho năng lượng tái tạo và hạt nhân
- Ô nhiễm bụi mịn ở các đô thị: Chủ động tìm hiểu để có cách phòng tránh
- Cần chiến lược tổng thể ứng phó ô nhiễm không khí