Gần như toàn bộ dân số thế giới đang hít thở bầu không khí có nồng độ ô nhiễm vượt quá ngưỡng khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đồ thị thông tin dưới đây gồm các quốc gia ô nhiễm nhất thế giới, được xếp hạng dựa trên nồng độ bụi mịn PM2.5 (microgram trên mỗi mét khối - μg/m3) bình quân năm 2023.
PM2.5 là các hạt bụi mịn có kích thước từ 2,5 micromet trở xuống, có thể thâm nhập sâu vào phổi và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Năm 2021, WHO cập nhật hướng dẫn chất lượng không khí về bụi mịn PM2.5. Theo đó, khuyến nghị mới về nồng độ PM2.5 bình quân năm không được vượt quá 5 μg/m3, giảm từ ngưỡng 10 μg/m3 trong hướng dẫn trước đó. Bụi mịn PM2.5 chủ yếu đến từ động cơ phương tiện giao thông, khí thải từ nhà máy điện, khói từ các đám cháy, bụi bẩn trong không khí…
Một nghiên cứu năm 2022 Air Quality Life Index (AQLI) cho thấy 97,3% dân số thế giới hít thở bầu không khí có nồng độ PM2.5 vượt quá khuyến nghị của WHO. So với bầu không khí đạt chuẩn của WHO, điều này khiến tuổi thọ bình quân toàn cầu giảm 2,2 năm. Riêng khu vực Nam Á, AQLI cho rằng người dân sống tại khu vực này có thể mất tới 5 năm tuổi thọ do không khí ô nhiễm. Nam Á là một trong những “điểm nóng” về ô nhiễm không khí suốt nhiều năm qua, khi có 37/40 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Đức Anh
(VnEconomy)
- Năng lượng mặt trời Đông Nam Á trước rào cản thương mại
- Đầu tư năng lượng sạch trên toàn cầu dự kiến đạt 2.000 tỉ đô la trong năm 2024
- Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Đông Nam Á
- Cơ chế mua bán điện trực tiếp – động lực mới cho nền kinh tế xanh
- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050
- Phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII
- [Infographics] Những con số báo động về rác thải đô thị trên toàn cầu
- Thụy Điển cách mạng hóa tái chế nhựa với nhà máy tự động lớn nhất thế giới
- TP.HCM và "lỗ hổng" làm điện rác
- Nhà đầu tư khí hậu nhìn thấy cơ hội lớn từ công nghệ xử lý nước