Ashui.com

Wednesday
Jan 08th
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Thành phố thử nghiệm – Viễn cảnh từ quá khứ

Thành phố thử nghiệm – Viễn cảnh từ quá khứ

Viết email In

Thành phố thử nghiệm là một hoặc nhiều dự án từng được lên kế hoạch và triển khai trong quá khứ, chúng đề cập đến môi trường sống lý tưởng dành cho cư dân – một viễn cảnh trong mơ về nhà ở, cách vận hành và môi trường sống tươi đẹp.

Trong nhiều chiến dịch đang được phát triển để chống lại biến đổi khí hậu, chúng ta ngày càng dễ dàng tìm thấy các giải pháp đề xuất táo bạo, từ khái niệm Thành phố nước thông minh (Water Smart City) cho đến tầm nhìn của nhà sinh thái học Allan Savory về việc phủ xanh sa mạc, kệ hoạch biến một phần Governors Island thành Phòng thí nghiệm sống để nghiên cứu khí hậu của thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio. Việc phục hồi rạn san hô Oyster đang diễn ra ở gần như mọi khu vực giao nhau quan trọng dọc theo bờ biển phía đông, từ Florida đến Maine. Đây là những nỗ lực đáng trân trọng, tuy nhiên khi xét về tổng thể, việc giải quyết khủng hoảng khí hậu của chúng ta đang được giao phần lớn cho chính quyền thành phố và các tổ chức tư nhân. Sự thành công của cách tiếp cận này có rất ít hoặc không có mối tương quan với những cách tiếp cận khác. Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả các giải pháp có liên quan được áp dụng trong một hệ sinh thái duy nhất, trong một thành phố thử nghiệm?


Bộ truyện tranh “Our New Age” từng đề cập đến mô hình Thành phố thử nghiệm. (Ảnh: The Experimental City Documentary)

Cách đây nửa thế kỷ, phong trào môi trường bước vào kỷ nguyên hiện đại với ý thức cấp bách. Khi phong trào phát triển, các phe phái vô chính phủ chính thống – dẫn đầu bởi Edawrd Abbey và Earth First! – đã khuyến khích các phương pháp tiếp cận cực đoan đến mức không quá khó để suy luận về chủ nghĩa cô lập và phản thành thị của họ. Các thành phố được coi là nguồn gốc của tất cả các vấn đề: ô nhiễm, bùng nổ dân số,… Kỷ nguyên đổi mới đô thị đấu tranh giữa một bên là Robert Moses và bên còn lại là Jane Jacobs; họ tranh đấu về các nguyên tắc cơ bản của phát triển và bảo tồn đô thị. Ở bên lề cuộc chiến ấy, một nhóm các nhà tư tưởng đô thị khác đã xuất hiện, những người đã nhìn thấy giải pháp cho tai ương về môi trường đồng thời nỗ lực biến các thành phố không chỉ trở nên tốt hơn mà còn khoác lên mình bộ cánh của thiết kế mới.


Bản đề xuất cơ sở hạ tầng của Thành phố thử nghiệm Minnesota (MXC). (Ảnh: The Experimental City Documentary)

Athelstan Spilhaus – một nhà tương lai học, nhà phát minh và họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp. Trên cương vị chủ nhiệm Viện Công nghệ của Đại học Minnesota, vào những năm 1960 ông đã phát triển một loại hình thành phố mới với theo cơ chế module và tự duy trì. Thành phố nằm trên khu đất rộng 60.000 mẫu Anh (acre) tại Quận Aitkin, Minnesota, cách Duluth khoảng 87 dặm về phía Tây. Thành phố thử nghiệm Minnesota (MXC) của ông sẽ là bài học quý báu về giáo dục cho các thế hệ về năng lượng sạch và cách vận hành hiệu quả.Chúng là cơ sở chứng minh cho nhiều công nghệ mới, những gì có thể đạt được khi các nguyên tắc hữu hiệu nhất về đô thị và chủ nghĩa môi trường học được thống nhất.

Thành phố thử nghiệm MXC đã định trước những cơ chế như hệ thống thu giữ và hấp thụ carbon, Giải pháp Internet vạn vật (Internet of Things solutions). Việc tái chế, lưu thông và thiết kế có thể đảo ngược sẽ tiêu chuẩn, chế tạo động cơ dễ bắt lửa sẽ chỉ được phép sử dụng giới hạn. Ngoài ra còn có một số công việc quy hoạch và cấu trúc mặt bằng hợp lý được thực hiện, từ việc hình dung ra một mạng lưới tiện ích ngầm cho đến hệ thống vận tải, yêu cầu giới hạn nghiêm ngặt về số lượng bề mặt đất được lát đá. Tuy nhiên hình mẫu thành phố do Spilhaus hoạch định không được phát triển trong bất kỳ kế hoạch nào của tương lai.


Mô hình concept về siêu cơ cấu của MXC. (Ảnh: N.J. Pinney)

Trong khi thành phố thử nghiệm MXC đang hình thành, một nhà bảo tồn và thượng nghị sĩ bang Minnesota tên Henry T.McKnight đang lên kế hoạch cho một bản thử nghiệm khiêm tốn hơn so với thành phố thử nghiệm nhưng vẫn không kém phần tham vọng. Cộng đồng được gọi tên là kế hoạch Jonathan nằm cách Minneapolis 30 dặm về phía tây nam, được hình dung như một sự thay thế cho các loại hình vốn có cơ chế quản lý kém đang ngày càng phổ biến, điều sẽ tạo nên nhiều tiêu cực cho môi trường tự nhiên trong tương lai. Thành phố được mô phỏng dựa trên kế hoạch Radical suburb (Vùng ngoại ô cấp tiến) của Reston, Virginia và khái niệm Thành phố Vườn (Garden City) của Ebenezer Howard. Quy hoạch bao gồm một lõi mật độ cao tập trung các doanh nghiệp, dịch vụ và các khu dân cư mật độ thấp hơn dọc theo vùng ngoại ô. Các khu vực được kết nối với nhau thành một mạch bền vững cộng đồng, ưu tiên đi bộ, kiến trúc và cảnh quan tồn tại cân bằng. Nhưng việc xây dựng một cộng đồng bình dị gồm 50.000 cư dân, đặc biệt là cộng đồng nằm ở vòng ngoài ngoại ô đòi hỏi phải thu hút được các gia đình trung lưu, chuyên gia trẻ với tầm nhìn mở rộng về đô thị hài hòa.


Village One thuộc kế hoạch Jonathan. (Ảnh: MinnPost)

Tích hợp cùng với kế hoạch Jonathan là khả năng tạo ra sự đa dạng của các loại nhà ở, bao gồm mọi thứ từ các căn hộ dành cho một gia đình hay nhiều gia đình cho đến nhà ở module, cấu trúc nhà tiền chế xếp chồng lên nhau, một khu chung cư phức tạp được xây dựng trên cây. McKnight cũng đồng thời muốn thành phố thử nghiệm trở thành trung tâm công nghệ. Ông đã hình dung ra những chiếc xe không khí thải, một tuyến đường sắt vận chuyển khối lượng lớn kết nối trung tâm thị trấn với Twin Cities và mạng lưới internet proto để trao đỏi thông tin cộng đồng miễn phí. Đã có lúc một số viễn cảnh ấy đã thực hiện thành công. Năm 1970, Jonathan là cộng đồng mới đầu tiên được HUD hỗ trợ tài chính như một phần thuộc Chính sách Đô thị Quốc gia và Đạo luật Phát triển Cộng đồng mới. Những ngôi nhà bắt đầu được xây dựng. Tuy nhiên theo thời gian, việc thu hút người dân thành thị cũng như cư dân nông thôn đến sinh sống tại thành phố thử nghiệm cho tương lại đã trở nên khó khăn hơn. Năm 1978, HUD đã thu hồi lại dự án và sáp nhập chúng vào thị trấn ngoại ô Chaska.


Ngôi nhà Red Cedar, thiết kế bởi Ralph Rapson, một ngôi nhà kiểu mẫu được tạo ra dành riêng cho kế hoạch Jonathan.
(Ảnh: USModernist)

Với những ai chưa từng xem qua bộ phim tài liệu The Experimental City của MXC, sẽ không có gì ngạc nhiên khi biết rằng thành phố của Spilhaus chưa bao giờ được xúc tiến xây dựng. Mặc dù do nhiều ảnh hưởng từ yếu tố chính trị, kinh tế nhưng thực tế từ sâu thẳm, hầu hết mọi người đều không quan tâm đến viễn cảnh sống trong một phiên bản nào đó của bên dưới mái vòm trắc địa. “Utopias” có lẽ sẽ không bao giờ tồn tại, không ai muốn bị giam cầm trong một cuộc thử nghiệm xã hội phức tạp dù rằng mục đích tốt đẹp đến đâu. Tuy nhiên ví dụ điển hình về thành phố thử nghiệm MXC và Jonathan vẫn đáng để cân nhặc, đặc biệt khi đặt giữ tình trạng khẩn cấp về khí hậu hiện nay.

Đức Nguyên biên dịch

(ELLE Decoration VN /Tác giả: Justin R. Wolf @Archdaily)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...