Từ khi con người biết tổ chức môi trường xung quanh mình, làm đồng, lập làng và các khu định cư, họ đã biết biến nước thành một tài nguyên hữu ích, và sắp đặt quản lý nước. Do vậy quy hoạch tài nguyên nước là một trong những động lực lâu đời nhất trong việc phát triển đô thị, và thúc đẩy những công trình kỹ thuật quan trọng từ giai đoạn rất sớm trong lịch sử. Nhưng luôn luôn có biểu hiện về thái độ cũng như triết lý, truyền thuyết và tín ngưỡng, chúng được trình bày một cách đầy nghệ thuật. Ngày nay là hiếm khi có thể hiểu thêm nữa về sự liện quan chặt chẽ của các lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc và kỹ thuật tới cuối thời kì Trung cổ: chúng tạo thành một thể. Một ví dụ nổi bật của công trình liên ngành liên quan đến nước là một họa sĩ như Leonardo Da Vinci.
Công viên Bishan bên sông Kallang, Singapore do Hãng Atelier Dreiseitl thiết kế đã giành giải "Công trình cảnh quan của năm 2012" (Landscape Project of the Year) tại Festival Kiến trúc Thế giới (WAF 2012)
Trong quá trình lịch sử những lĩnh vực này đã phát triển, trở nên chuyên môn hóa hơn và tách riêng ra. Tác dụng tương hỗ thực sự của những lĩnh vực quy hoạch thường khó hoặc không tìm được. Kiến trúc sư thích lựa chọn sử dụng những vị trí gần nguồn nước, nhưng diễn giải những khía cạnh khác về nước là ngoại lệ đối với họ và họ thường coi nước như là một lực lượng thù địch gây hư hại cho các tòa nhà. Kỹ sư xây dựng có khuynh hướng tìm kiếm giải pháp kỹ thuật đơn thuần để trả lời cho những câu hỏi về nước và dường như thường theo một mục tiêu thôi thúc là thuyết phục được người khác cũng như chính họ rằng những giải pháp này là không thể thiếu được. Nghệ sỹ rất hiếm khi đề cập tới yếu tố quyết định đối với cuộc sống và môi trường này. Họ thường sử dụng nước để trang trí, như một phần của hệ thống thể hiện cái tôi của họ. Nhưng những vấn đề về nước tại thành thị và nông thôn đang gia tăng trên toàn thế giới – những vấn đề như ô nhiễm nước ngầm và trên bề mặt, lũ lụt, hạn hán và thay đổi khí hậu đòi hỏi những chiến lược và quy hoạch toàn diện. Nguyên nhân thường được tìm thấy trong thực tế chỉ ra rằng những vấn đề như vậy liên quan tới giá trị và phong tục xã hội của chúng ta. Những điều chỉnh biệt lập chỉ mang lại hiệu quả hữu hạn, cả về không gian và thời gian. Chúng ta ngày càng trở nên gia tăng nhận biết được sự cần thiết của việc làm việc với nước một cách bền vững và nhìn xa trông rộng.
Trong tương lai những nhà quy hoạch sẽ cần phải đòi hỏi cao hơn để đưa nước trở lại điều kiện ổn định. Đây là giải pháp phù hợp duy nhất để xử lý với chất lượng và tính đa dạng của nó. Sau đây là một vài ý kiến cho một sự khởi đầu quy hoạch tích hợp:
Toàn cầu và địa phương: Nước luôn tạo ra một mối quan hệ giữa chi tiết và tổng thể. Mỗi một giọt đóng góp cho sự cân bằng của khí hậu toàn cầu. Những dự án nước trở nên có giá trị khi chúng giúp đỡ quá trình này và có thể cho thấy rằng những vấn đề của một nơi chốn đang được giải quyết, và nó kết nối thế nào với thế giới xung quanh.
Ý nghĩa xã hội: Nước luôn đại diện cho sự trao đổi và cũng là sự cởi mở. Nó phản ánh sự công bằng và sự bất công giữa con người. Quy hoạch sẽ thành công nếu nhu cầu văn hóa và xã hội của người sử dụng được đáp ứng và các xã hội được quản lý công bằng bằng pháp luật, và được diễn đạt một cách đúng dắn.
Sự liên đới và tham gia của người dân: Cách thức mà vấn đề quan trọng nhất đối với sự sống trên trái đất được xử lý, được quyết định tại nhiều quốc gia dân chủ bằng trình tự ưu tiên xác lập bởi người dân. Các dự án nước nên bao gồm sự tham gia càng nhiều càng tốt của người dân và đối tượng sử dụng tài nguyên sau chót trong quy hoạch và quá trình ra quyết định.
Cam kết và tham gia: Ủng hộ và khuyến khích mọi người có sự sáng tạo riêng là một việc quan trọng bởi nước có đầy sự tưởng tượng, và một sân chơi (với các hoạt động liên quan đến) nước là một trong những nơi yêu thích của mọi người, không chỉ cho trẻ nhỏ. Quy hoạch cần phải cung cấp cho con người cơ hội để sử dụng sự ảnh hưởng của họ và đưa ra ý kiến cũng như đồng tình với những khả năng mở để tham gia.
Thể hiện những công nghệ bền vững môi trường: Điều này có nghĩa rằng các quá trình làm sạch và xử lý nước, phòng chống ngập lụt và những vấn đề khác tương tự không nên bị che giấu, và bất cứ nơi nào có thể thì được trình bày một cách sáng tạo và mở. Lưu trữ và quản lý nước mưa tại một khu dân cư mới có thể kết hợp với không gian mở trong quá trình quy hoạch và trở thành một phần của kiến trúc.
Thừa nhận tính đa chức năng: Điều này có thể nhìn thấy ở khắp nơi trong tự nhiên. Tại sao cơ sở hạ tầng để lưu trữ nguồn nước mưa chỉ được sử dụng cho mục đích này? Quy hoạch khéo léo có nghĩa rằng khu vực vui chơi và tắm nắng có thể được kết hợp (trong khu vực lưu trữ nước mưa) vào mùa khô bởi kiểu gì thì chúng cũng không được sử dụng cho những mục đích này khi trời mưa.
Quy hoạch tích hợp sẽ luôn kết hợp một vài chủ đề về nước tại bất cứ đâu có thể. Có rất nhiều phương án và nó thường không bỏ sót những sử dụng/chức năng khác nhau. Nhưng điều này chỉ có thể thành công khi mọi người tham gia vào quá trình quy hoạch thực sự thực hành cách tiếp cận liên ngành. Chỉ là sự chấp nhận lẫn nhau ở đây sẽ thì không mang lại hiệu quả. Các lĩnh vực chuyên môn nên giao thoa ở trong mỗi cá nhân tham gia, và mỗi cá nhân trong một nhóm nên có nhận thức/hiểu biết về một vài yếu tố trong lãnh vực chuyên ngành của những cá nhân khác.
Để mang lại công lý cho tài nguyên nước, chính chúng ta phải đi sâu vào thế giới của nước, thử nghiêm với nó và học cách tư duy tích hợp và liên ngành về dòng chảy và tính linh hoạt của nước.
Herbert Dreiseitl (ảnh bên) / Nguyễn Quang (dịch)
(Bài đăng Tạp chí Quy hoạch Đô thị - số 13, 01/2013)
Herbert Dreiseitl là một nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư thiết kế cảnh quan, nhà quy hoạch đô thị nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập công ty Atelier Dreiseitl, chuyên về lĩnh vực thiết kế tích hợp toàn cầu, với lịch sử 30 năm dẫn đầu ngành quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan. Một trong những dấu ấn tiêu biểu trong sự nghiệp của Herbert là nghiên cứu ứng dụng nước giải quyết những thách thức của môi trường. Ông có những thiết kế đương đại mang tính đột phá ở các lĩnh vực thủy văn đô thị, thiết kế nước và quản lý nước mưa. Theo Herbert, nghệ thuật đóng vai trò kết nối con người với nơi chốn, khiến các hiện tượng trở nên dễ hiểu, dễ tiếp cận. Herbert hiện giảng dạy ở nhiều nơi và ông là tác giả của nhiều ấn phẩm, trong đó có 3 tập sách “Cảnh quan nước Mới - Quy hoạch, Xây dựng và Thiết kế với Nước” (New Waterscapes - Planning, Building and Designing with Water). Là người được nhận học bổng Loeb Fellow của Trường Thiết kế Harvard (Hoa Kỳ), Herbert Dreiseitl đã nghiên cứu thành công đề tài lịch sử của nước và xã hội, sự thay đổi môi trường an ninh nước ngoại sinh và các công cụ thiết kế nhằm quản lý rủi ro toàn cầu liên quan đến nước. Năm 2012, dự án công viên Bishan bên sông Kallang, Singapore do Hãng Atelier Dreiseitl thiết kế đã giành giải "Công trình cảnh quan của năm 2012" (Landscape Project of the Year) tại Festival Kiến trúc Thế giới (WAF 2012) và giải thưởng "The President’s Design Award 2012" (giải thưởng thiết kế uy tín nhất của Singapore). |
- Đô thị hóa nông thôn & sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Bản sắc khu đô thị Hà Nội
- Cấp bách liên kết đô thị
- Sài Gòn có còn nét xưa?
- Sức sống đô thị nén
- Khu trung tâm hiện hữu TPHCM: Khuyến khích phát triển không gian công cộng
- Đà Nẵng: Xây dựng mô hình thủy văn cho một đô thị phát triển bền vững
- Đà Nẵng công bố 21 điểm nhấn kiến trúc
- Phê duyệt Quy hoạch 1/2000 Khu trung tâm hiện hữu TP.HCM
- Năm 2020: TP.HCM sẽ là “thành phố mở”