Thiên tai ở Việt Nam đa dạng và hung dữ, có thể kể đến: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất , hạn hán. Thiệt hại do thiên tai ở nước ta thuộc loại lớn trên thế giới, mỗi năm không chỉ cướp đi tính mạng (khoảng 500 người chết) và tài sản (thiệt hại tương đương 1,2% GDP của cả nước) mà cả cơ hội phát triển cho những dải đất mà nó đi qua.
Một giải pháp về chỗ ở (house) và tổ ấm (home) cho nhiều triệu đồng bào hàng năm phải vật lộn với thiên tai là mục tiêu của công trình "Tổ ấm nở hoa" (Blooming Bamboo home). Công trình này do H&P Architects thiết kế đã giành giải Khuyến khích (Highly Commended) tại Giải thưởng AR House 2014 vừa mới công bố (1 giải Nhất - thuộc về công trình "House for trees" của Vo Trong Nghia Architects, 1 Nhì, 1 Ba, 5 Khuyến khích).
Công trình của H&P Architects (Việt Nam) được tôn vinh tại lễ trao giải AR House 2014 ngày 18/6 tại London
Giải pháp:
Từ những thanh tre được mô-đun hóa [đường kính (8-10cm) & (4-5cm), dài 3,3m & 6,6m] từng ngôi nhà được lắp dựng theo cách đơn giản (chốt, buộc, treo, gác…). Kiến trúc (được neo, giằng, liền khối) đủ “sức khỏe “ để có thể “sống tốt” cùng thiên tai, vượt được mực nước lũ cao 1,5m (H&P Architects đang phát triển nghiên cứu thử nghiệm để hoàn thiện đề xuất cho thế hệ tiếp theo có thể vượt lũ 3m). Không gian này được sử dụng linh hoạt tùy điều kiện cụ thể (Nhà ở, Giáo dục, Y tế, Cộng đồng) và có khả năng phát triển (thêm diện tích) theo nhu cầu của cuộc sống.
Hệ khung nhà cố định (dùng tre (8-10cm), từng địa phương sẽ hoàn thiện bao che cho ngôi nhà theo mỗi khí hậu & vật liệu tự nhiên của từng vùng (trúc 4-5cm, phên nứa, cót-ép, lá dừa…) để tạo nên đặc trưng của kiến trúc.
Người sử dụng sẽ trực tiếp tạo dựng nên ngôi nhà cho mình trong vòng 25 ngày, cộng với khả năng sản xuất hàng loạt (mô-đun hóa) và đặc biệt là tổng chi phí vật liệu chỉ 2500 USD Công trình mong muốn mang lại nụ cười cho người dân địa phương trong những hoàn cảnh thiên tai khắc nghiệt nhất, giúp định hướng hành động trong tương lai của người sử dụng trong xu thế toàn cầu hóa, đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển cân bằng sinh thái cũng như sự ổn định về kinh tế –> Tạo điều kiện cho một quá trình tự định vị và gắn kết của kiến trúc và văn hoá bản địa.
- Ảnh bên: Hai kiến trúc sư chủ trì thiết kế Đoàn Thanh Hà & Trần Ngọc Phương - đồng sáng lập H&P Architects
- Thiết kế: H&P Architects
- Địa chỉ công trình: Thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
- Chủ trì thiết kế: Đoàn Thanh Hà & Trần Ngọc Phương
- Nhóm thiết kế: Chử Kim Thịnh, Erimescu Patricia, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Khánh Hòa, Nguyễn Quỳnh Trang, Trần Quốc Thắng, Phạm Hồng Sơn, Hoàng Đình Toản, Phạm Quang Thắng, Nguyễn Hải Huệ, Nguyễn Khắc Phước
- Thi công: H&P Architects
- Tổng diện tích sàn: 44 m2
- Hoàn thành:tháng 9 / 2013
- Nhiếp ảnh: Đoàn Thanh Hà
- Festival Kiến trúc Thế giới (WAF) công bố danh sách đề cử Giải thưởng về Màu sắc lần đầu tiên
- 6 điểm đáng chú ý về sự kiện “Công trình Xanh: Triển lãm nghệ thuật và các phương tiện nghe nhìn”
- Lễ Cung hiến và khánh thành Nhà thờ Ka Đơn (Đà Lạt)
- Phong cách thiết kế độc đáo của kiến trúc sư Triều Tiên
- Kết quả rút gọn (shortlist) Giải thưởng Festival Kiến trúc Thế giới 2014
- Giải thưởng AR House 2014 thuộc về công trình "House for trees" của Việt Nam
- Kết quả cuộc thi thiết kế Công trình Xanh - FuturArc Prize 2014
- Hai chuyên gia của Việt Nam nhận giải thưởng "Chuyên gia Đô thị Quốc tế tiêu biểu 2014"
- "Illegal Architecture": Kiến trúc bất hợp pháp
- Chủ nhân Pritzker 2014 Shigeru Ban: Nhà giấy cũng trường tồn nếu được yêu thích
Lời bình
tin bình luận RSS của chủ đề này