Ashui.com

Wednesday
Nov 27th
Home Cộng đồng Kiến trúc sư Giải thưởng kiến trúc Pritzker 2014 thuộc về KTS Shigeru Ban (Nhật Bản)

Giải thưởng kiến trúc Pritzker 2014 thuộc về KTS Shigeru Ban (Nhật Bản)

Viết email In

Ngày 25/3, ban giám khảo giải thưởng kiến trúc Pritzker 2014 đã lựa chọn kiến trúc sư Shigeru Ban (Nhật Bản) là người chiến thắng. Ông là người Nhật Bản thứ 7 được nhận giải thưởng danh giá được ví như "Nobel Kiến trúc" này.

Sử dụng những vật liệu không bình thường trong xây dựng như giấy, Shigeru Ban đã mở rộng và định nghĩa lại giới hạn về vật liệu mới trong kiến trúc hiện đại. Ông đã tạo ra một biểu tượng mới của kiến trúc tối giản.

Shigeru Ban sinh năm 1957 tại Tokyo, Nhật Bản. Ông học kiến trúc tại Học viện Kiến trúc Nam California (SCI-Arc) từ năm 1977 đến năm 1980, sau đó theo học trường kiến trúc Cooper Union, nơi John Hejduk từng theo học (1980-1982). Năm 1982-1983, ông làm việc tại xưởng kiến trúc của Arata Isozaki và sau đó mở một văn phòng kiến trúc của riêng mình ở Tokyo năm 1985.

Trong hai mươi năm, Ban đã đi đến những công trường của các thảm họa tự nhiên và nhân tạo trên thế giới, làm việc với người dân địa phương, tình nguyện viên và học sinh, để thiết kế và xây dựng đơn giản, chi phí thấp, nơi tạm trú có thể tái chế và các tòa nhà cộng đồng cho các nạn nhân.

Một trong những ưu việt của những kiến trúc mà Ban thực hiện đối phó sau thảm họa là sử dụng các vật liệu tái chế, bao gồm các container vận chuyển và thùng bia, như đã dùng để dựng nhà tạm sau vụ động đất Kobe năm 1995.

Nhưng các vật liệu mang dấu ấn của ông là thùng các tông, mà ông nói rằng rất có sẵn sau các vụ thiên tai, không giống như các vật liệu truyền thống khác như gỗ và thép.

Ông đã sử dụng chúng để xây dựng tất cả mọi thứ từ một phòng hòa nhạc tại L’Aquila, Italy, một trường học tại Thành Đô của Trung Quốc và một “nhà thờ giấy” ở Kobe, được xây dựng chỉ trong 5 tuần.

“Vật liệu này có sẵn ở khắp mọi nơi trên thế giới,” ông nói. “Ngay trong khi tôi đang xây dựng một nơi trú ẩn tị nạn ở Rwanda, tôi đã tìm thấy giấy mình cần để xây dựng các công trình ở Kigali.”

“Như vậy mọi nơi tôi có thể tới tôi đều có thể tìm thấy vật liệu này, nó không đắt và thường không phải là vật liệu xây dựng, nên rất dễ dàng tìm được nó trong các trường hợp khẩn cấp. Nó cũng có trọng lượng nhẹ và giá rẻ.”

[ Trang Mạng lưới Kiến trúc sư tình nguyện của ông: https://facebook.com/VoluntaryArchitectsNetwork ]


Nhà thờ công giáo Takatori do Shigeru Ban thiết kế lúc đầu được dựng tạm tại Kobe sau trận động đất lớn năm 1995, sau đó nó đã được di chuyển đến Đài Loan vào năm 2005.


Shigeru Ban đã thiết kế Bảo tàng Nomadic cùng với các kỹ sư Buro Happold, một cấu trúc tạm thời gồm 156 chiếc container.

Shigeru Ban cũng đã thiết kế rất nhiều công trình triển lãm, trong đó có cả nhà triển lãm Alvar Aalto (Axis Gallery, Tokyo 1986). Các công trình tiêu biểu của ông: Pavilion Odawara (Kanagawa , 1990), Phòng trưng bày giấy (Tokyo, 1994), Nhà giấy (Hồ Yamanaka, 1994-1995), Nhà thờ giấy (Takatori, Hyogo, 1995), tất cả các công trình đều xây dựng ở Nhật Bản. Ông cũng thiết kế những công trình có cấu trúc bằng vật liệu kém bền vững như: Nhà cho người tị nạn được làm bằng nhựa và ống giấy củacho Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR). Shigeru cũng là người được chọn để thiết kế nhà triển lãm Nhật Bản tại Hội chợ triển lãm Hanover 2000.

Một số công trình khác của Shigeru Ban:


ODAWARA HALL AND EAST GATE- Odawara, Kanagawa, Japan, 1990


Cardbord Cathedral - Christchurch, New Zealand / 2013


PAPER CONCERT HALL - L'aquila, Italy, 2011


Japan Pavilion (Hanover Expo 2000)


SINGAPORE BIENNALE, Pavilon - Singapore, 2006


Madrid Paper Pavilion - Madrid, Spain, 2013


HERMES PAVILION- 2011

Ashui (tổng hợp)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...