Ashui.com

Tuesday
Mar 19th
Home Cộng đồng Kiến trúc sư Quyền tác giả kiến trúc cần cụ thể hóa trong quy định của pháp luật

Quyền tác giả kiến trúc cần cụ thể hóa trong quy định của pháp luật

Viết email In

Câu chuyện về quyền tác giả - nhất là tác quyền đối với các tác phẩm kiến trúc đã được đề cập từ nhiều năm nay, đặc biệt là Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã có hiệu lực 15 năm nay, nhưng vẫn chưa thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống…

Theo đó, tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 của Quốc hội) quy định rõ các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả có: Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học…


Nhà ga tàu điện ngầm WTC tại New York do KTS Santiago Calatrava thiết kế
(nguồn: Internet)

Cũng tại điều này quy định: “Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”.

Nhiều Kiến trúc sư đã phàn nàn về cách dùng câu chữ phức tạp, chưa Việt hoá, khái quát được bản quyền kiến trúc theo đúng với cách hiểu nghề kiến trúc. Hiện nay chúng ta đã có Luật Kiến trúc, vậy thì cần phải làm cho rõ hơn những khái niệm này.

Theo Điều 15 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2018 thì quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc được quy định: Tác phẩm kiến trúc quy đinh tại điểm i khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc bao gồm Bản vẽ thiết kế về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh.

Theo Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng thì: Chủ nhiệm là chức danh cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện toàn bộ công việc chuyên môn thuộc một đồ án quy hoạch, dự án hoặc công trình cụ thể bao gồm: Chủ nhiệm thiết kế quy hoạch xây dựng, Chủ nhiệm khảo sát xây dựng, Chủ nhiệm thiết kế xây dựng…

Mặc dù các quy định của pháp luật về quyền tác giả được đề cập, nhưng Luật Kiến trúc năm 2019 và Nghị định 85/2020/NĐ-CP chưa đề cập cụ thể để đảm bảo quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Kiến trúc sư – tác giả thiết kế kiến trúc công trình dân dụng trong hồ sơ thiết kế.

Do vậy, các Thông tư hướng dẫn dưới Luật cần nghiên cứu xác định vị trí của tác giả trong hồ sơ thiết kế kiến trúc. Họ là tác giả hay đại diện nhóm tác giả có pháp nhân là Chủ nhiệm đồ án để khẳng định, trách nhiệm và quyền lợi của họ đối với sản phẩm kiến trúc của mình.

Ánh Dương

(Báo Xây dựng)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo