Hội Kiến trúc sư TP.HCM và ban quản lý công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc vừa tổ chức họp báo công bố hai cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình “Cổng – Quảng trường công viên Lịch sử – Văn hoá dân tộc” và cuộc thi phương án thiết kế “Khu tái hiện truyền thuyết Thánh Gióng” tại khu 1, (khu Cổ đại) trong công viên này./
Đây là hai cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc áp dụng hình thức tuyển chọn rộng rãi cho tất cả cá nhân, đơn vị trong nước.
Cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình “Cổng – Quảng trường công viên Lịch sử – Văn hoá dân tộc” ( vị trí mặt tiền của khu công viên này tại xa lộ Hà Nội, phường Long Bình, quận 9, diện tích là 19.500m2) nhằm tìm phương án tạo quảng trường và biểu tượng cổng chính cho khu công viên Lịch sử – Văn hoá dân tộc, tiếp cận trực tiếp vào khu 1 (khu Cổ đại). Bao gồm đền tưởng niệm các vua Hùng và các khu truyền thuyết, góp phần tạo cảnh quan cho toàn bộ trục mặt tiền dọc xa lộ Hà Nội và điểm nhấn cho quảng trường, lối vào chính của công viên. Giải thưởng gồm giải nhất trị giá 80 triệu đồng, giải nhì 50 triệu đồng, giải ba 30 triệu đồng và một giải khuyến khích 20 triệu đồng. Mỗi cá nhân, hoặc cơ quan, đơn vị tại Việt Nam đều có thể tham dự một phương án thiết kế cho cuộc thi này. Thời gian đăng ký từ 16/6/2011 đến ngày nộp phương án (kể từ 16g30 ngày 10/9/2011). Thời gian nghiên cứu và thể hiện phương án từ 27/6/2011 đến 16g30 ngày 10/9/2011.
Cuộc thi thứ hai dành cho phương án thiết kế khu tái hiện truyền thuyết Thánh Gióng tại khu 1 (khu Cổ đại- diện tích 12.000m2 nằm trong công viên Lịch sử – Văn hoá dân tộc). Phương án nhằm bảo tồn duy trì và phát huy những ý nghĩa cao đẹp mà ông cha ta gửi gắm cho các thế hệ sau là lòng yêu nước, lòng quyết tâm đánh kẻ thù xâm lược và tình đoàn kết dân tộc Việt.
Ngoài ra, đây còn là nơi để giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc thông qua việc tái hiện lại truyền thuyết Thánh Gióng. Khu Thánh Gióng còn là nơi tham quan du lịch, giao lưu văn hoá trong nước và giới thiệu văn hoá Việt Nam với khách nước ngoài cũng như góp phần tạo cảnh quan và tăng thêm mảng xanh cho thành phố. Cuộc thi này sẽ tuyển chọn phương án tốt nhất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ý nghĩa, nội dung, hình thức kiến trúc, đảm bảo tính khả thi, ứng dụng, bền vững và đạt giá trị giáo dục lịch sử và thẩm mỹ cao, để triển khai lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật thi công xây dựng công trình.
Cuộc thi thứ hai có bốn giải gồm giải nhất 100 triệu đồng, giải nhì 70 triệu đồng, giải ba 40 triệu đồng và giải khuyến khích là 30 triệu đồng. Mỗi cá nhân, hoặc cơ quan, đơn vị tại Việt Nam chỉ có thể tham gia một phương án thiết kế cho cuộc thi này. Thời gian đăng ký từ 16.6.2011. Thời gian nghiên cứu và thể hiện phương án từ 27/6/2011 đến 16h30 ngày 27/9/2011.
Có hai địa điểm để đăng ký tham dự hai cuộc thi: văn phòng ban quản lý khu công viên Lịch sử – Văn hoá dân tộc, tại số 286 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, TP.HCM; hoặc tại văn phòng hội Kiến trúc sư TP.HCM, số 88 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM. Địa điểm nộp hồ sơ phương án thiết kế tại: văn phòng ban quản lý khu công viên Lịch sử – Văn hoá dân tộc, tại số 286 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, TP.HCM. Điện thoại: 08.39322386, Email:
Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
hoặc
Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
.
Lê Quang Nhật
- Architect Night 8/2011: Trò chuyện Andy Cao về kiến trúc cảnh quan
- Đọc sách: "Kiến trúc và Quy hoạch Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc"
- KTS Tadao Ando: Hãy để ánh sáng và gió lên tiếng
- Kỹ nghệ kiến trúc Mỹ đến Việt Nam
- Công trình Bamboo Wing ở Đại Lải được vinh danh tại Mỹ
- KTS Hoàng Thúc Hào: Không làm thuê, vì làm thuê khó tâm huyết
- Bản lĩnh người thiết kế?
- Không gian sáng tạo của Group8asia
- Kiến trúc hiện đại Việt Nam đang đứng ở đâu?
- Độc đáo cách dựng nhà sàn cổ của người Mường