Fentress Architects công ty kiến trúc danh tiếng của Mỹ với nhiều công trình quy mô nổi tiếng toàn cầu đang hướng đến thị trường xây dựng và kiến trúc Việt Nam với nhiều dự định khả quan. Chủ tịch Công ty, Curtis Fentress, thành viên của Hiệp hội Kiến Trúc Mỹ và Viện Kiến trúc Hoàng Gia Anh đã đến Thăm trường ĐH Kiến trúc TP.HCM và Triển lãm Viet Arc 2011, chia sẻ kinh nghiệm với giới kiến trúc sư, nhà quy hoạch và các nhà đầu tư xây dựng Việt Nam.
Curtis Fentress vừa nhận Giải Thomas Jefferson 2010 - giải thưởng cao nhất về kiến trúc công cộng của Viện Kiến trúc Mỹ - đã có trên 13 tỷ đô la và gần 5 triệu mét vuông không gian sân bay được thực hiện. Cảng đón khách của Sân bay Quốc tế Incheon do Fentress thiết kế ở Hàn quốc đã được Hội đồng Sân bay Quốc tế bầu chọn là “Sân bay Tốt nhất Thế giới” 6 năm liền (2005-2010) và giải thưởng danh giá của Skytrax World Airport Awards “Sân bay Tốt nhất Thế giới 2009”, được bình chọn bởi 8,6 triệu hành khách.
Ông cho biết: mặc dù đang phát triển rất nhanh, nhưng so với khu vực thì kể cả các sân bay lớn nhất Việt Nam đều đã cũ nhỏ. Trong 10 năm tới với tốc độ phát triển như hiện nay, tôi sợ chúng sẽ không đáp ứng đủ và kịp thời, hỗ trợ đúng cho việc phát triển kinh tế, trong khi từ khâu thiết kế đến khi hoàn tất xây dựng một sân bay cỡ lớn kéo dài chục năm kể cả với công nghệ xây dựng mới nhất hiện nay. Một thiết kế tốt có thể giảm giá thành xây dựng và sử dụng đến 20%, một con số không hề nhỏ, đặc biệt với những quốc gia đang cần tiết kiệm để phát triển như Việt Nam.
Là một công ty thiết kế quốc tế chuyên tâm theo đuổi việc tạo ra kiến trúc công cộng mang tính biểu tượng, Fentress Architects đã thiết kế các dự án kiến trúc khắp thế giới trị giá trên 26 tỷ USD, được 300 triệu người tham quan hàng năm. Các thiết kế của Fentress đã giành trên 350 giải thưởng và danh vị vì sự cách tân và xuất sắc về thiết kế, bao gồm các sân bay quốc tế, bảo tàng quốc gia, cao ốc thương mại, trung tâm hội nghị tầm cỡ thế giới, học viện và các tòa nhà hành chính khác. Trong đó công trình tháp Arraya ở Kuwait là tòa nhà cao thứ 4 thế giới đã được hoàn thành năm 2009.
Tháp Arraya ở Kuwait
Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh tại châu Á. Để tạo ra một công trình thật sự nổi trội có thể mang tính biểu tượng lâu dài đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà chuyên môn về kiến trúc và văn hóa địa phương. Với kinh nghiệm của mình, Fentress Architects đang nỗ lực tham gia vào quá trình này bằng một số dự án kiến trúc công cộng lớn tại khu vực TP.HCM ở giai đoạn mở đầu và đang trong khâu trình bày ý tưởng.
“Mặc dù phát triển rất mạnh nhưng những thành phố lớn của các bạn đang thiếu những giá trị mang tính biểu tượng. Một giá trị lớn hơn như một Viện bảo tàng, Nhà hát lớn, trung tâm văn hóa cộng đồng vẫn chưa được nhấn mạnh. Những đô thị hiện đại và năng động cần có một công trình phản ánh được tất cả những điều đó trong biểu tượng của mình. Ngoài giá trị nội tại của công trình, những giá trị biểu tượng này giúp cho việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra quốc tế nhiều hơn các bạn nghĩ”, ông nói.
Danh tiếng của Fentress Architects đã được khẳng định vững chắc cùng các công trình nổi tiếng tại Mỹ, Trung Đông, Hàn Quốc, Malaysia và Trung quốc. Với việc chuyển hướng các mối quan tâm và thiết lập vị trí tại thị trường xây dựng kiến trúc Việt Nam nhiều sôi động, chứng tỏ công ty đánh giá cao các cơ hội đầu tư và làm việc tại đây. Đồng thời đây cũng là cơ hội cho kiến trúc Việt Nam thực hiện những công trình lớn mang tầm quốc tế.
Trọng Tú
- Những ý tưởng nhân văn cho “Ngôi nhà xanh”
- Những giấc mơ trẻ thơ
- Architect Night 8/2011: Trò chuyện Andy Cao về kiến trúc cảnh quan
- Đọc sách: "Kiến trúc và Quy hoạch Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc"
- KTS Tadao Ando: Hãy để ánh sáng và gió lên tiếng
- Công trình Bamboo Wing ở Đại Lải được vinh danh tại Mỹ
- Thi thiết kế “Cổng – quảng trường Công viên lịch sử – văn hoá dân tộc” và "Khu tái hiện truyền thuyết Thánh Gióng"
- KTS Hoàng Thúc Hào: Không làm thuê, vì làm thuê khó tâm huyết
- Bản lĩnh người thiết kế?
- Không gian sáng tạo của Group8asia