Báo cáo Chính phủ về giải pháp xử lý khó khăn, bất cập tại một số dự án BOT giao thông, Bộ Giao thông vận tải cho biết trong số 54 dự án BOT giao thông đang thu phí do bộ này quản lý, có 7 dự án doanh thu năm 2022 đạt dưới 30% so với hợp đồng; 3 dự án có trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án và 1 dự án không thể thu phí.
Căn cứ quy định pháp luật đối tác công tư (PPP) tại thời điểm ký kết hợp đồng BOT, bộ đã đàm phán với nhà đầu tư về phương án sửa đổi hợp đồng. Qua đó có 3 dự án BOT khả thi để tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu bổ sung vốn nhà nước. Còn 5 dự án cần báo cáo cấp thẩm quyền cho phép chấm dứt hợp đồng và bố trí vốn nhà nước để thanh toán chi phí cho nhà đầu tư.
Đối với nguồn vốn Nhà nước để xử lý khó khăn, bất cập đối với 8 dự án BOT (ước khoảng 10.342 tỉ đồng), Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải cân đối nguồn vốn phù hợp báo cáo Thủ tướng thông qua, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định để làm cơ sở thực hiện.
Y.Minh
(KTSG Online)
- Metro Bến Thành – Tham Lương được gia hạn hoàn thành vào năm 2030
- Giá thuê đất công nghiệp dự kiến tăng 6-10%/năm
- Chưa chọn được nhà thầu làm 112 km cao tốc đường Vành đai 4 Hà Nội
- TPHCM: 22 thủ tục xây dựng được thực hiện trên cổng dịch vụ công
- Sắp khai thác metro số 1, TP.HCM khởi động các tuyến metro tiếp theo
- Hà Nội: Quy định về quản lý thi công và hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Đã có 60 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm
- Tăng cường pháp luật về xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ, công trình có thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ ở
- Đà Nẵng khởi công xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu
- Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Trăm mối ngổn ngang!