Vừa qua, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Quyết định số 24/2023/QĐ-UBND, quy định về công tác quản lý thi công và hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến công tác thi công và hoàn trả kết cấu đường bộ trên các tuyến đường đang khai thác thuộc hệ thống đường bộ do thành phố quản lý.
Thành phố khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ trong việc thi công trên đường bộ đang khai thác để hạn chế công tác đào, cắt kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân thi công xây dựng công trình trên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ chấp thuận việc xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (ngay từ bước lập dự án, thiết kế cơ sở hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công); có phương án tổ chức giao thông phù hợp với biện pháp tổ chức thi công được cơ quan quản lý đường bộ chấp thuận và được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi khởi công công trình.
Đối với các tuyến đê kết hợp giao thông trước khi thi công phải lấy ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý đê điều về phương án sửa chữa.
Đơn vị quản lý đường bộ khi thực hiện công tác bảo trì đường bộ không phải xin giấy phép thi công nhưng phải nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Thành phố khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ trong việc thi công trên đường bộ đang khai thác để hạn chế công tác đào, cắt kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, như các biện pháp khoan bằng robot, khoan kích ngầm, sử dụng các cấu kiện đúc sẵn để rút ngắn thời gian, tiến độ thi công.
Đối với dự án xây dựng công trình thiết yếu, kết cấu hoàn trả phải bảo đảm điều kiện chất lượng bằng hoặc tốt hơn kết cấu đường bộ ban đầu; đối với dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kết cấu đường bộ được tính toán thiết kế theo các quy định hiện hành.
Đối với công trình thiết yếu, phần hoàn trả phải thực hiện khảo sát hiện trạng kết cấu hạ tầng đường bộ (xác định các công trình ngầm nổi, xác định lưu lượng giao thông, tính toán kết cấu hoàn trả bảo đảm phù hợp với kết cấu đường bộ hiện trạng...) và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với phần hoàn trả kết cấu hạ tầng đường bộ có yêu cầu phức tạp, chủ đầu tư phải lập hồ sơ thiết kế riêng cho phần hoàn trả và được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện thủ tục xin cấp phép.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 5/10/2023.
Tuệ Minh
(Báo Xây dựng)
- Giá thuê đất công nghiệp dự kiến tăng 6-10%/năm
- Chưa chọn được nhà thầu làm 112 km cao tốc đường Vành đai 4 Hà Nội
- TPHCM: 22 thủ tục xây dựng được thực hiện trên cổng dịch vụ công
- Sắp khai thác metro số 1, TP.HCM khởi động các tuyến metro tiếp theo
- Hơn 10.000 tỉ đồng vốn ngân sách để xử lý khó khăn tại 8 dự án BOT giao thông
- Đã có 60 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm
- Tăng cường pháp luật về xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ, công trình có thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ ở
- Đà Nẵng khởi công xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu
- Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Trăm mối ngổn ngang!
- Hà Nội cập nhật 138 dự án nhà ở trong giai đoạn 2021-2025