Bộ Xây dựng nhận đã thỏa thuận với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020 trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản:
Về các khu dân cư hiện đang tồn tại, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo UBND thành phố Đà Lạt và các Sở, ban, ngành có liên quan xác định cụ thể ranh giới, quy mô, các yêu cầu và nguyên tắc kiểm soát phát triển đối với từng khu vực làm cơ sở triển khai lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng nhằm nâng cao điều kiện sống, từng bước ổn định đời sống dân cư. Thống nhất việc di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm và hoạt động kém hiệu quả ra ngoài trung tâm thành phố, chuyển vị trí một số cơ quan, công trình công cộng và chuyển chức năng một số khu vực để tạo quỹ đất xây dựng trung tâm hành chính tập trung, trung tâm văn hóa thanh thiếu niên, công trình công cộng, thương mại dịch vụ và dân cư đô thị.Việc bố trí các trường học, bệnh viện và bổ sung một số tuyến đường giao thông cần được nghiên cứu trong quá trình lập Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 để phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của thành phố Đà Lạt.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyết định nội dung cụ thể việc điều chỉnh cục bộ sau khi lấy ý kiến cộng đồng theo quy định hiện hành, đồng thời chỉ đạo các đơn vị có liên quan cập nhật các khu vực được điều chỉnh vào quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, tổ chức công bố, công khai, cắm mốc giới ngoài thực địa, lưu trữ hồ sơ đồ án và tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu vực điều chỉnh cục bộ theo quy định tại Luật Quy hoạch đô thị và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
Thống nhất nhiệm vụ điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020 với những nội dung:
Về ranh giới nghiên cứu: theo ranh giới xác định của đồ án được duyệt theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 27/5/2002 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch 409), phạm vi nghiên cứu cụ thể gồm: 12 phường và 04 xã; vùng phụ cận bao gồm 4 huyện xung quanh Thành phố (các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà). Tổng diện tích đất là 96.914 ha, trong đó thành phố Đà Lạt là 39.104 ha vùng phụ cận là 57.810 ha.
Đồ án này chỉ điều chỉnh cục bộ các khu vực nằm trong phạm vi ranh giới hành chính thành phố Đà Lạt, không điều chỉnh các vùng phụ cận.
Về điều chỉnh ranh giới, quy mô các khu vực và bổ sung các điểm tái cư, điều chỉnh chức năng sử dụng đất ở nội dung của tờ trình cần xem xét phù hợp với Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 27/5/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình lập đồ án quy hoạch cần nêu rõ sự cần thiết phải điều chỉnh, tính pháp lý, phân tích những hiệu quả nhằm phát triển hạ tầng, kinh tế, xã hội và ổn định các khu dân cư ở đây.
Di chuyển một số điểm công nghiệp ra ngoài trung tâm: Công ty đan len APEX chuyển ra đường Đặng Thái Thân; Khu Trại nấm; Xí nghiệp chăn nuôi gà chuyển về điểm công nghiệp tập trung tại xã Tà Nung để khu vực này chuyển thành đất ở phục vụ nhu cầu tái định cư.
Nguyên tắc chung: Giữ nguyên các tính chất, định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan của Quy hoạch 409 đã phê duyệt. Đối với việc điều chỉnh ranh giới, quy mô, bổ sung một số điểm dân cư phục vụ cho công tác tái định cư, chỉnh trang đô thị và điều chỉnh chức năng các khu đất.
Cần phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định rõ các yêu cầu cải tạo, chỉnh trang để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.
Điều chỉnh cục bộ các khu vực nêu trên không làm thay đổi các định hướng phát triển lớn về kinh tế xã hội, cơ cấu sử dụng đất, bố cục không gian kiến trúc, bố trí mạng lưới hạ tầng kỹ thuật chính được xác định tại Quy hoạch 409 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với thành phố Đà Lạt cần lưu ýgiữ gìn cảnh quan kiến trúc, mật độ, chiều cao và bản sắc riêng của thành phố.
Đối với việc di chuyển một số điểm công nghiệp ra ngoài trung tâm: Vị trí mới xây dựng điểm công nghiệp mới phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của khu dân cư. Những điểm công nghiệp có thải chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải ở cuối hướng gió chính, cuối các dòng sông, suối so với khu dân cư.
Anh Nguyễn
- Dùng thảo mộc phục hồi tháp Mỹ Sơn
- Cấp bách bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai
- Quy hoạch bảo tồn vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
- Sẽ miễn phí xây dựng bắt đầu từ ngày 1/2/2011
- Họp HĐND TP Hà Nội: “Nóng” với nhà siêu mỏng, siêu méo
- Hà Nội: Bốc thăm tái định cư cải tạo tập thể cũ Nguyễn Công Trứ
- Nhà ở do dân tự xây tại các đô thị chiếm tới 90%
- Hà Nội đẩy nhanh tiến độ dự án giao thông đô thị
- EIB tài trợ dự án xây dựng tuyến metro số 2 tại TP.HCM
- Bộ Xây dựng đề nghị rà soát quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, thành phố