Ashui.com

Tuesday
Apr 16th
Home Tin tức Sự kiện Hội thảo "Các thành phố Bền vững - Thách thức và cơ hội"

Hội thảo "Các thành phố Bền vững - Thách thức và cơ hội"

Viết email In

Sáng ngày 10/7 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Công ty Siemens đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Các thành phố Bền vững - Thách thức và cơ hội”.

Việt Nam đang đứng trước những thách thức về việc đảm bảo chất lượng cuộc sống cao cho người dân, đảm bảo tính cạnh tranh về mặt kinh tế của các trung tâm tâm đô thị cũng như nguồn tài nguyên được sử dụng một cách có hiệu quả mà nó còn phải đối mặt với những thách thức do sự bùng nổ của các thành phố và quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ.


Đại diện của UBND TP Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương và Siemens tham gia tọa đàm

Phát biểu chào mừng hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho biết: Chính phủ khuyến khích các Bộ ngành, địa phương chủ động nghiên cứu, hợp tác, học tập kinh nghiệm các nước về các mô hình phát triển bền vững và quản lý đô thị hiện đại trên cơ sở phù hợp điều kiện thực tế của Việt Nam để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch xây dựng phát triển đô thị có ý nghĩa chiến lược theo hướng phát triển bền vững, đô thị sinh thái, kiến trúc xanh.


Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải

Theo số liệu tại hội thảo, tại Việt Nam, tính đến tháng 6/2012, mạng lưới đô thị quốc gia hiện nay có 760 đô thị, tỉ lệ đô thị hóa là 31%. Tuy nhiên, việc phát triển các đô thị vẫn chưa được bền vững do nhiều nguyên nhân như công tác quy hoạch thiếu, chậm so với nhu cầu phát triển, phát triển đô thị chưa tuân thủ quy hoạch và kế hoạch thực hiện, tốc độ gia tăng dân số ở các đô thi tăng nhanh, khoảng cách giàu nghèo càng lớn, sử dụng năng lượng chưa hợp lý, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ, y tế… chưa đáp ứng được yêu cầu, ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát… 

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chia sẻ rằng: “Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là phát triển hiệu quả và bền vững một hệ thống đô thị quốc gia, trong đó có các đô thị trung tâm với quy mô và tính chất đa dạng được phân bổ trên không gian lãnh thổ toàn quốc, phát triển đô thị không chỉ phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà còn đảm bảo an ninh quốc phòng”.


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng

Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết: “Doanh nghiệp với vai trò là động lực phát triển của các thành phố đã bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải có tiếng nói và vai trò tích cực hơn trong việc phối hợp với chính quyền và các bên liên quan để xây dựng các đô thị phồn vinh và bền vững, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung”.

Cũng tại hội thảo, ông Lothar Herrmann - Tổng giám đốc Siemens khu vực Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương cho rằng: “Mang lại những sản phẩm, giải pháp và dịch vụ tốt nhất có thể cho các thành phố chính là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng và là một phần trong chiến lược tăng trưởng của công ty chúng tôi. Dải sản phẩm, hệ thống và toàn diện dịch vụ của chúng tôi mang lại giải pháp bền vững cho các thành phố đang đối mặt với thách thức ở nhiều lĩnh vực như giao thông, tòa nhà, chiếu sáng, cung cấp năng lượng, y tế, nước và an ninh”.

Buổi hội thảo đã thu hút hơn 200 khách mời là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và là cơ hội để chính phủ, các doanh nghiệp cũng như giới truyền thông cùng nhau gặp gỡ và thảo luận, chia sẻ các giải pháp và tận dụng các cơ hội tại các thành phố với tầm nhìn dài hạn và phát triển bền vững./.

Một phần hai dân số thế giới đang sinh sống tại các thành phố. Và theo dự đoán, đến năm 2013 sẽ có thêm khoảng 2 tỷ người sinh sống tại các thành phố lớn- chiếm khoảng 60% dân số thế giới.

Bên cạnh tầm quan trọng ngày một tăng về mặt kinh tế, các trung tâm đô thị là nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tiêu thụ về năng lượng và tài nguyên ngày một tăng cao. Các thành phố này tiêu tốn 75% nguồn năng lượng và 60% lượng nước sạch của cả thế giới đồng thời sản sinh đến 70% lượng phát thải khí nhà kính, chủ yếu là khí CO2.

(VEA)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo