Đà Nẵng là một trong những địa phương của Việt Nam có tốc độ đô thị hóa cao và cũng là thành phố đầu tiên trong cả nước đã và đang thực hiện đề án "Thành phố môi trường."
Trong thời gian qua, với sự hợp tác của Ban tư vấn và phát triển đô thị châu Á (AUDEC) Nhật Bản, các đơn vị liên quan của Đà Nẵng đã phối hợp thu thập tài liệu và chuẩn bị các thủ tục liên quan kêu gọi tài trợ từ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), cho việc nghiên cứu khả thi dự án mô hình thành phố hàm lượng carbon thấp tại Đà Nẵng.
(nguồn: Ashui.com)
Tại cuộc Hội thảo "Chiến lược đô thị tiên tiến tại Đà Nẵng xét về khía cạnh thành phố hàm lượng carbon thấp" vào giữa tháng 3 vừa qua, do Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng và Tổ chức phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản (NEDO) phối hợp tổ chức, các tham luận đều hướng tới các giải pháp xây dựng Đà Nẵng - thành phố hàm lượng carbon thấp ở Việt Nam trong thời gian tới và định hướng cho lộ trình cần thiết để đạt được mục tiêu này.
Các đại biểu cũng đã tập trung trao đổi những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường của Đà Nẵng; các vấn đề về tiết kiệm năng lượng; các phương pháp thực tế nhằm giảm lượng carbon bằng cách sử dụng hiệu quả năng lượng nước.
Theo ông Yasuyuki Okimori, Tổng Thư ký Tổ chức AUDEC, để đề án được xét duyệt, Đà Nẵng cần phải thực hiện được 4 vấn đề là xử lý nước thải, rác thải, tình trạng giao thông và sử dụng năng lượng.
Nếu được xét duyệt, Đà Nẵng sẽ được APEC hỗ trợ 600.000 USD để triển khai mô hình "Thành phố hàm lượng carbon thấp" với 4 đặc trưng cơ bản là giải quyết tình trạng thiếu điện; chú trọng phát triển trung tâm du lịch thân thiện với môi trường và áp dụng công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp; giảm thiểu lượng carbon thải ra môi trường.
Dự án mô hình hàm lượng carbon thấp là kết quả của cuộc họp ngày 19/6/2010 giữa các Bộ truởng năng lượng APEC lần thứ 9 tại Fukui (Nhật Bản).
Mục tiêu của dự án nay là sử dụng công nghệ hàm lượng carbon thấp vào kế hoạch phát triển thành phố, nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng tự nhiên, quản lý việc tiêu thụ năng lượng tại các vùng đô thị của APEC.
Với những ưu thế sẵn có, Đà Nẵng là một trong những ứng cử viên hàng đầu được Ban Tư vấn phát triển đô thị châu Á và tập đoàn công ty môi trường Technos chọn để thực hiện dự án này./.
Văn Sơn
- Diễn đàn Kinh tế và Tài chính Việt-Pháp lần 9: phát triển bền vững vùng ven các đô thị tại Việt Nam
- Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản phát triển dự án đô thị sinh thái
- TP.HCM: Duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch quận 3 đến năm 2020
- Chương trình đào tạo "Thiết kế và tổ chức không gian công cộng"
- Bỉ - Việt Nam hợp tác nghiên cứu về biến đổi khí hậu
- Xây dựng các khuyến nghị cho quy hoạch sử dụng đất TP.HCM
- Hà Nội ban hành khung giá tính trước bạ nhà đất
- Cho phép thuê tư vấn nước ngoài tham gia lập điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Lạt
- Duyệt quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh
- Hà Lan tài trợ Ninh Thuận thu gom, xử lý nước thải