Một báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho thấy, trong thời gian tới, nhu cầu đầu tư, đặc biệt là đầu tư cho hạ tầng, không những không giảm mà còn tăng rất mạnh. Làm thế nào để đảm bảo thực hiện được mục tiêu đặt ra đối với nguồn đầu tư công? Ngày 15/11, bên lề kỳ họp Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn của phóng viên về vấn đề này.
Thưa ông, trong bối cảnh nhu cầu đầu tư vẫn rất cao như vậy, liệu mục tiêu cắt giảm đầu tư công có trở thành hiện thực?
Ông Phùng Quốc Hiển (ảnh bên): - Việt Nam là nước đang phát triển vừa thoát khỏi ngưỡng thu nhập thấp nên chắc chắn có nhu cầu đầu tư cao trong một thời gian dài nữa. Thế nhưng chúng ta phải từ thực lực mà quyết định đầu tư chứ không thể đáp ứng mọi nhu cầu. Khả năng thu ngân sách, khả năng trả nợ đến đâu thì ta làm đến đó. Đó là quan điểm nhất quán của Ủy ban Tài chính Ngân sách và tôi nghĩ quan điểm của Quốc hội cũng như vậy.
Cụ thể, trong kế hoạch ngân sách năm 2012 và những năm tới, quan điểm kiểm soát đầu tư công được thể hiện như thế nào?
- Việc xây dựng dự toán ngân sách cần phải có tầm nhìn chiến lược chứ không chỉ cắt khúc năm một. Và trong 5 năm, 10 năm trước mắt thì tiến trình tái cơ cấu đầu tư công cần tiếp tục được thực hiện ở cả 3 khâu: tư duy về đầu tư, nguồn lực và tổ chức thực hiện đầu tư. Xét về tư duy đầu tư, không thể muốn gì làm nấy mà phải có quy hoạch, từ đó mới xác định được trọng tâm ưu tiên.
Trong những năm trước mắt, theo tôi, có 4 lĩnh vực cần ưu tiên: giao thông, thủy lợi, giáo dục và y tế. Nhưng ngay với những lĩnh vực này thì khi lập dự toán sẽ không chỉ là xác định danh mục đầu tư mà phải chỉ rõ lấy từ nguồn nào. Cơ quan thẩm tra của Quốc hội sẽ tổng rà soát danh mục đầu tư, dự án không có nguồn đảm bảo thì phải dừng lại.
Tôi muốn nhấn mạnh một nguyên tắc cần quán triệt trong quyết định và thực hiện đầu tư công trong những năm trước mắt: tổng đầu tư xã hội có thể tăng nhưng tốc độ đầu tư công bao giờ cũng phải tăng thấp hơn. Trên thực tế, Chính phủ cũng đã điều hành theo hướng này, cần kiên định thực hiện.
- Ảnh bên: Hệ thống hạ tầng giao thông TPHCM từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
- Tôi lấy ví dụ một con đường quốc lộ. Có những đoạn nhà nước phải đầu tư vì địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, không thể thu phí để hoàn lại vốn. Nhưng những đoạn khác thì có thể áp dụng hình thức đầu tư công – tư kết hợp hoặc BOT để xã hội hóa đầu tư. Hay trong lĩnh vực điện, nếu có một cơ chế giá điện thích hợp thì đây là lĩnh vực có thể thu hút các nguồn đầu tư khác, nhà nước không cần thiết phải đầu tư bằng nguồn ngân sách.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến khu vực doanh nghiệp nhà nước. Có một lượng vốn ngân sách khổng lồ đang nằm ở hàng trăm tập đoàn, tổng công ty và hàng ngàn công ty TNHH một thành viên nhà nước. Toàn bộ khu vực doanh nghiệp này đều phải sắp xếp lại để nâng cao sức cạnh tranh; đồng thời những lĩnh vực không trọng yếu của nền kinh tế thì nhà nước dần dần rút vốn ra thông qua tiến trình cổ phần hóa…
Anh Thư (thực hiện) - ảnh: Cao Thăng
- Quy hoạch điểm đỗ: "loạn" vì lúng túng trong quản lý
- Hướng tới đô thị... đi bộ
- Tìm hiểu về kiến trúc và nội thất ngôi nhà Nhật Bản
- Thủ Thiêm gần hết đất để phát triển khu dân cư
- KTS Lê Văn Năm: "Đại lộ Đông Tây sẽ là con đường đẹp nhất TP.HCM"
- "Phải xây dựng kế hoạch và có cơ chế để thực thi quy hoạch"
- Thông tin thêm vụ thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án công viên phần mềm Thủ Thiêm
- Nhà nước sẽ "ra tay" giúp thị trường bất động sản?
- "Luật bảo vệ môi trường chưa được cụ thể, chi tiết"
- Giảm giá bất động sản đang bị quy chụp làm "vỡ" thị trường