Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Tương tác Góc nhìn Bỏ phố về quê - chọn lựa nhất thời hay xu hướng?

Bỏ phố về quê - chọn lựa nhất thời hay xu hướng?

Viết email In

Những ngày này, dạo một vòng trên mặt báo của nhiều nước thấy khá nhiều tiêu đề như: “Tạm biệt Matxcơva”; “Rời bỏ Seoul”; “Chào nhé KL (viết tắt của Kuala Lumpur)”,... Vậy là trong năm 2020, nhân loại chứng kiến một dòng người không hề nhỏ rời bỏ các thành phố lớn để về nông thôn sinh sống.

Ở Việt Nam cũng diễn ra trào lưu “bỏ phố về quê”, “dời thị về làng” khá mạnh ở TPHCM, Hà Nội. Họ về nông thôn vì dịch Covid-19 nhưng liệu họ sẽ quay trở lại đô thị sau khi dịch lắng xuống hay không?


(Nguồn: Ashui.com)

Từ đầu thế kỷ 17, khi cuộc cách mạng công nghiệp khởi phát từ châu Âu, Bắc Mỹ thì cũng là lúc bắt đầu dòng người di chuyển từ nông thôn về thành thị, nơi có các trung tâm công nghiệp khổng lồ. Dòng di chuyển ấy khi nhanh khi chậm, khi nhiều khi ít nhưng chưa bao giờ đứt quãng, ngày càng trở nên mạnh mẽ ở nơi này hay nơi khác. Có những thành phố lớn chứa hơn 40% dân số toàn quốc như Seoul, đa phần các nước châu Âu có tỷ lệ dân số sống ở đô thị lên đến hơn 70%.

Họ cùng nhau phục hưng các giá trị truyền thống, giảm bớt sản phẩm nhân tạo, phục hồi dân ca, dân vũ, sống thân thiện với nhau và với thiên nhiên.

Lối sống này đang cuốn hút cả giới trẻ ở các nước đang phát triển. Chính vì thế mà xu hướng “bỏ phố về làng” trong dịp dịch giã này chính là góp một phần rất lớn vào việc phục hưng tam nông.

Nhưng rồi, rất nhiều người không chịu nổi sức ép đô thị như tìm việc làm khó khăn, thu nhập bấp bênh, giá cả quá đắt đỏ, cộng thêm ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, kẹt xe, đặc biệt là rủi ro thường trực.

Các nhà xã hội học tính ra mỗi người dân đô thị phải hứng chịu rủi ro với xác suất rất cao từ ít nhất 20-30 loại mỗi ngày, như ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc tây, đụng xe, sụp hố, cháy nổ, sập công trình, chó cắn, khủng bố,...

Có lẽ vì không chịu nổi áp lực ngày càng gia tăng nên từ cuối thế kỷ 20 xuất hiện làn sóng hồi hương. Nhưng vào năm 2020 thì nó bộc phát mạnh mẽ hơn, mà dịch Covid-19 được xem là một cú hích khiến cho xu hướng này gia tăng cả về quy mô và tốc độ.

Nếu việc hồi hương, trước kia thường xảy ra ở người già, người về hưu, thì nay có một số lượng đông đảo người trẻ tham gia làm cho tiến trình hồi hương trở nên sôi động hơn.

Dịch Covid-19 khiến cho hàng trăm triệu người dân đô thị mất việc làm, phải giãn cách xã hội, phải co mình trong những căn hộ bé tí, hạn chế ra ngoài, phải căng mình cảnh giới mọi nguy cơ, và nỗi lo an toàn cho bọn trẻ con trở nên quá sức chịu đựng, do vậy nhiều người tìm về nông thôn như một phương cách giải thoát.

Về nông thôn (xin hiểu là nông thôn, nông nghiệp thuần chất nhé, chứ không phải nông thôn bị đô thị hóa) trước tiên là họ thực hiện được giãn cách xã hội mà vẫn được hưởng bầu không khí trong sạch, thực phẩm tươi sống, quan hệ xã hội thân thiện, hơn thế nữa cả nhà còn có thể làm được những điều mà bấy lâu không sao làm được ở thành phố.


Nhiều người tìm về nông thôn như một phương cách giải thoát.
(Ảnh: Hoàng Tân)

Hy vọng “hồi hương” không phải là hành động nhất thời đi tìm sự an toàn cho mình và gia đình, mà là một phương cách phát triển bền vững một nền kinh tế đa dạng có khả năng chống chịu mọi biến động của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh.

Đó là tự mình trồng rau sạch, chăn nuôi, trồng những loại hoa mình thích. Đó là cả nhà ngồi quây quần với nhau quanh bàn ăn mỗi buổi tối; uống cà phê, ngắm mặt trời mọc mỗi buổi sáng, đọc những cuốn sách mà mình đã lên kế hoạch, và đi thăm những người nhà quê, những cánh đồng, dòng suối, ngọn đồi. Cuộc sống như thế hỏi sao mà không tuyệt.

Những người trở về quê trong đợt dịch này như một sự lánh nạn, sau dịch có một số về lại thành phố, nhưng cũng sẽ có nhiều người ở lại như một xu thế mới mà người ta gọi là “lối sống sinh thái”.

Ở các nước phát triển, không chỉ ở châu Âu mà cả ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, những đô thị làng được thịnh hành trở lại. Đó là những đô thị nhỏ tràn ngập màu xanh, chỉ với vài chục ngàn, thậm chí vài ngàn dân, ở đây họ làm nông nghiệp công nghệ cao, họ cùng nhau phục hưng các giá trị truyền thống, giảm bớt sản phẩm nhân tạo, phục hồi dân ca, dân vũ, sống thân thiện với nhau và với thiên nhiên.

Lối sống này đang cuốn hút cả giới trẻ ở các nước đang phát triển. Chính vì thế mà xu hướng “bỏ phố về làng” trong dịp dịch giã này chính là góp một phần rất lớn vào việc phục hưng tam nông, vốn quý của cả nhân loại nhưng đâu đó đã coi nhẹ nó.

Dịch Covid-19 giúp cho chúng ta ngộ ra một cách thực sự và sâu sắc giá trị của nông nghiệp, nông thôn như một nền tảng vững chắc không chỉ cho quốc gia mà còn cho cả nhân loại. Khi dịch Covid-19 tràn tới, người ta mới nhận ra là những nước nào chỉ phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đặc biệt là sống dựa vào du lịch đều rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương nhất. Những nước còn nông nghiệp thì dường như mức độ tổn thương ít hơn và khi bị tổn thương thì lấy lại cân bằng nhanh hơn.

Ngay trong lúc dịch Covid-19 này, nhiều nước như Singapore, Tiểu vương quốc Ảrập Thống Nhất, đã có kế hoạch phát triển nông nghiệp “không đất”. Mặc dù nền kinh tế bị tổn hại, nhưng tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam vẫn là dương (2,9%) thuộc nhóm có nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới, trong đó nông nghiệp là một trong những ngành đóng góp quan trọng nhất, dù khó khăn nhưng con số xuất khẩu đạt xấp xỉ 45 tỉ đô la Mỹ. Con số này có thể thấp hơn một vài ngành khác, nhưng ý nghĩa kinh tế - xã hội của nó mang lại rất lớn. Đó là nền kinh tế luôn có khả năng “hoàn nguyên”.

Trong thời gian công tác tại Đan Mạch, Thụy Điển, tôi đã được các nhà khoa học, các nhà đô thị học, kiến trúc sư nói một cách say sưa về loại kinh tế này. Họ đưa ra một ví dụ điển hình là “một đời người - ba đời cây”. Một người sống trung bình 70 tuổi, nếu năm 10 tuổi anh ta trồng cái cây đầu tiên thì trong cả cuộc đời anh ta trồng được ba đời cây để khai thác, sử dụng làm các công trình.

Còn khi tạo ra xi măng, sắt, thép... thì phải tàn phá không biết bao nhiêu là núi, mỏ,... và một khi đã biến mất là không bao giờ thấy nó nữa. Ngược lại với một cái cây, chặt đi để làm nhà nhưng trồng vào đó một cây khác thì chỉ 10-15 năm sau lại thấy nó như trở lại. Tương tự như thế đất đai, ruộng vườn, ao cá chẳng mất đi đâu, nó vẫn ở đó miễn là anh biết yêu quý nó, khai thác nó một cách hợp lý là nó sinh ra của cải, tài sản cho anh.

Không phải vô lý khi nói dịch Covid-19 là một cơ hội (dù rất khó chịu) để toàn thể nhân loại nhìn lại mình, cấu trúc lại tư duy, cấu trúc lại nền kinh tế sao cho bền vững và linh hoạt, trong đó phục hưng Tam nông là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Hy vọng “hồi hương” không phải là hành động nhất thời đi tìm sự an toàn cho mình và gia đình, mà là một phương cách phát triển bền vững một nền kinh tế đa dạng có khả năng chống chịu mọi biến động của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh.

Nguyễn Minh Hòa

(TBKTSG)

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo