Tọa lạc ở thôn Thượng Phúc - xã Tả Thanh Oai - huyện Thanh Trì - Hà Nội, chùa Bảo Tháp có tuổi đời gần 800 năm, và mang trong mình những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo. Tuy nhiên, ngôi chùa quý hiện đang xuống cấp trầm trọng.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục chính biên, An Nam hình thắng đồ…, chùa Bảo Tháp được xây dựng vào năm 1225 (cuối triều Lý đầu triều Trần).
Cả ngôi chùa chỉ còn nguyên vẹn cổng Tam quan
Chùa Bảo Tháp được bao bọc quanh mình bởi một không gian huyền thoại với những truyền thuyết, sự tích mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian. Theo bản thần phả 1270 chữ viết trên giấy rồng, việc ra đời ngôi chùa Bảo Tháp gắn liền với truyền thuyết “Hóa thân thần phật của bà Minh Từ Hồ Thuận Nương” vừa mang yếu tố huyền thoại vừa đậm chất hiện thực bởi nhân vật cụ thể của lịch sử.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại: bà Hồ Thuận Nương là người Diễn Châu lấy vua Trần Minh Tôn (1314-1329) sinh hạ vua Trần Nghệ Tôn. Con vua Trần Nghệ Tôn lấy con gái Hồ Quý Ly. Sau khi Hồ Quý Ly giết con rể lập cháu ngoại làm vua, trong thời gian ChamPa đánh vào Thăng Long, bà tìm đến chùa Bảo Tháp để lánh nạn. Tại đây, bà gặp Hồ Bà Lam, là chú họ của bà và cũng là người hết sức mộ đạo. Tại chùa Bảo Tháp, bà cùng với Hồ Bà Lam tu đạo, làm từ thiện và đã đắc đạo tại đây.
Chùa và Miếu Bảo Tháp còn lưu giữ được nguyên vẹn 32 đạo sắc phong trải qua các đời vua từ năm 1663 (đời vua Lê Huyền Tông) đến năm 1850 (đời vua Tự Đức) và tập thần phả.
Hiện, ở chùa Bảo Tháp, toàn bộ 7 gian tam bảo đã bị dỡ xuống, san phẳng. Những cây cột lim cả người ôm không hết vứt chỏng chơ thành từng đống vì hầu hết đã bị mối mọt xông rỗng thân. Toàn bộ số tượng Phật được “di cư” tạm vào gian nhà chật chội sau chùa. Hoành phi, câu đối, cuốn thư mấy trăm tuổi bó lại xếp vào xó nhà ẩm mốc, những đầu rồng, trạm trổ vứt vương vãi cả đống dọc hai bên hành làng. Khuôn viên ngôi chùa trông rất tan hoang.
Cột lim bị mối mọt xông rỗng
Đầu rồng phải đặt dọc hành lang
Hoành phi câu đối hàng trăm năm đành bó gọn vào góc nhà
Phủ vạt che tạm cho tượng
Tượng Phật chen chúc trong ngôi nhà tạm phía sau chùa
Các cụ cao niên kiểm tra hòm công đức để chuần bị trùng tu. Dự tính, để tôn tạo lại chùa cần vài ba tỷ đồng.
Uy Viễn - Cường Đô
- Đà Lạt: dứt bỏ hoài niệm để tìm hướng phát triển
- Khả năng “nói chuyện” với di sản
- Biến đổi khí hậu: "Sống chung với lũ"
- Quy hoạch “treo”: Giải quyết từ gốc
- Khu đô thị mới ngập không thua đô thị cũ!
- Loạn sàn giao dịch bất động sản: 'Béo cò', đau đầu quản lý
- Đất và lòng người
- Một Hà Nội "chọc trời" trong mắt người nước ngoài
- Trăn trở việc bảo tồn di sản của Thăng Long - Hà Nội
- Tham nhũng đất đai