Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tương tác Góc nhìn Hiện đại hóa tiểu thương: Chợ sẽ thắng siêu thị?

Hiện đại hóa tiểu thương: Chợ sẽ thắng siêu thị?

Viết email In

Với trên 9.000 điểm bán gồm các chợ sỉ và lẻ, chợ truyền thống đã và đang giữ vai trò và vị trí rất quan trọng trong việc phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng.

Tuy nhiên, những năm gần trước sự xuất hiện ồ ạt của các Trung tâm thương mại, siêu thị và nhiều mô hình bán lẻ mới...khiến doanh số của kênh phân phối truyền thống này cũng ngày một giảm đi. Làm gì để kênh phân phối quan trọng này hồi sinh?

Mất khách

Khác với không khí sôi động, sầm uất của những năm về trước trong những ngày này tại chợ Bình Tây chờ đầu mối hàng đầu của TPHCM và cả nước giờ đây khá ảm đạm. Theo ông Nguyễn Thanh Bình, đại diện Ban quản lý chợ cho biết thì thị phần nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh và là nguồn cung ứng sỉ cho các tỉnh thành, thậm chí từng được xuất  sang một số nước lớn trong khu vực như Malaysia, Campuchia, Singapore, Indonesia như đồ gia vị, đồ nhựa, vải vóc, giày dép, quần áo may sẵn, nữ trang xi mạ...thì nay đã giảm bớt. Thậm chí có một số ngành hàng hiện nay chỉ còn phân phối lẻ là chính chứ không còn được phân phối sỉ nhiều nữa vì thương lái từ các nơi về chợ để đóng hàng ngày một ít đi.

Theo chị Út Hương Lan, chủ cửa hàng xi mạ số 20 Nguyễn Hữu Thân, cạnh Ban quản lý chợ, người đã gắn với chợ hơn 30 năm qua cho biết khoảng 5 năm trở lại đây doanh số ở chợ ngày một giảm sút. Dù theo chị Út Hương thì giá hàng hóa ở chợ Bình Tây có giá rẻ mà không ở có thể cạnh tranh bằng.

Cùng với tình trạng trên, tại các gian hàng giày dép, quần áo ở chợ Bến Thành, Tân Định  (Quận 1), Bàn Cờ (Quận 3), An Đông (Quận 5) và chợ Bà Chiểu (Quận Bình Thạnh) trong những ngày cuối tuần vừa qua cũng khá ảm đạm. Theo anh Lê Thành Phú, chuyên cung cấp sỉ và lẻ các mặt hàng dụng cụ gia đình bằng các chất liệu sành, sứ, thủy tinh... tại lô C.65, tầng hầm chợ An Đông thì trong 3 năm trở lại đi lượng khách đi chợ truyền thống giảm nhiều. Không chỉ có khách vãng lai, du lịch giảm mà ngay cả các Việt Kiều, mối lái đến chợ truyền thống gần đây cũng không còn nhiều như trước nữa. Song song đó, hàng đóng đi các tỉnh các nước cũng giảm mạnh.

Trước tình trạng này, nhiều tiểu thương cũng đã nhận ra rằng có nhiều nguyên nhân khiến chợ truyền thống giảm dần sức hút.

Mà điều đầu tiên theo họ đó là tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng. Nhiều ngôi chợ lớn đã xây dựng cách đây hàng chục nên giờ đây điều kiện cơ sở vật chất không còn đáp ứng tốt cho khách lẫn người kinh doanh nữa. Mùa nắng thì nóng bức còn mùa mưa thì lầy lội. Bằng chứng là ngay cả chợ Bến Thành một ngôi chợ được xem là đẹp nhất ở TPHCM cũng vướng phải tình trạng ngập lụt, khách đi chợ phải xoắn ống quần xách dép sau các trận mưa.

Chưa hết, diện tích quày sạp thì nhỏ hẹp hàng hóa trưng bày lấn ra khỏi lối đi của khách. Bên cạnh đó, tình trạng chợ tạm, chợ tự phát (trốn thuế) không có trong quy hoạch ngang nhiên mọc lên khắp mọi nơi với với nguồn hàng trôi nổi, cạnh tranh không lành mạnh về giá cũng đã tác động không nhỏ đến mãi lực chung của hầu hết các chợ truyền thống hiện nay.

Hiện đại hóa chợ  truyền thống

Theo Hiệp hội bán lẻ hiện nay cả nước ta có trên 9.000 chợ truyền thống khắp cả nước và hiện hệ thống này đang giữ vai trò phân phối đến 80% lưu lượng hàng hóa đưa đến tay người tiêu dùng, góp phần giải quyết số lượng lao động lớn cho toàn xã hội. Tuy nhiên điều đáng buồn là kênh phân phối từng được xem là bản sắc văn hóa này lại ngày càng mất dần đi sức hút, doanh số năm sau luôn thấp hơn năm trước.

Bằng chứng là trong những tháng đầu năm 2012 doanh số tại hầu hết các chợ truyền thống ở TPHCM đều giảm mạnh so với cùng kỳ. Đơn cử tại chợ An Đông, theo bà Lê Thị Mông Thúy, Phó Ban Quản lý chợ cho biết so với cùng kỳ năm 2010 sức mua hiện giảm khoảng 60% và so với cùng kỳ năm 2011 sức mua ở chợ này hiện giảm 40%. Trong đó, các ngành hàng bị ế ẩm nhất hiện nay đó túi xách, giày dép, mỹ phẩm và thực phẩm khô.

Với nhiều người tiêu dùng gắn với chợ truyền thống kênh phân phối này có có khá nhiều ưu điểm mộc mạc để "níu" chân họ mà các kênh phân phối hiện đại khó có được. Đó là mối quan hệ thân tình giữa người bán người mua. Cụ thể là qua một vài lời nói, cử chỉ nếu người bán có cảm tình với khách họ có thể giảm giá ngay hoặc tặng thêm quà cho khách hàng điều này kênh mua sắm hiện đại như siêu thị không có được. Hay nếu là khách quen thì tiểu thương ở chợ có thể cho "gối đầu" (bán thiếu) hàng tháng trời hoặc cho đổi trả lại theo kiểu "tin nhau là chính" mà không cần những thủ tục rườm rà như các kênh phân phối hiện đại mới.

Theo đó, việc nâng cấp chợ truyền thống, nâng cao vị trí của tiểu thương trong nền kinh tế thị trường là một hướng mở mới. Mà theo đó, khi các chợ được nâng cấp, đầu tư thì các tiểu thương được mời vào kinh doanh với những hình thức kinh doanh như "siêu thị" với giá thuê mặt bằng...còn thấp hơn mức giá của chợ truyền thống.

Mới đây, dự án Lam Sơn Square, các tiểu thương nhỏ lẻ tham gia đầu tư bởi giá thuê khá rẻ (chỉ từ 150 triệu đồng/ quầy hàng trong thời hạn 10 năm) nhưng lại được quản lý bởi Jones Lang Lasalle - một Tập đoàn bất động sản hàng đầu trên thế giới đảm nhiệm.

Bên cạnh đó, việc mời các chuyên gia kinh tế phổ cập kiến thức kinh doanh, tổ chức tư vấn bán hàng, thiết kế gian hàng, hỗ trợ tài chính (khi cần) mà chủ đầu tư dự án dành cho tiểu thương cũng là điểm rất mới mà ở chợ truyền thống khó mà có được.

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu dự án thành công sẽ là một nét mới cho ngành bán lẻ Việt Nam vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay.

Ngoài ra, qua mô hình này tiểu thương cũng như đơn vị quản lý các trung tâm thương mại, các chợ truyền thống cũng có dịp nhìn lại mình để có chiến lược định vị lại thị trường và định vị lại giá thuê mặt bằng, giá sản phẩm thời lạm phát; định hình lại các mô hình mua sắm; hướng tới ngành bán lẻ thông minh hơn để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng hiện đại...

Mai Thi


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo