Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Cái giá những tham vọng nhất thế giới của Trung Quốc

Cái giá những tham vọng nhất thế giới của Trung Quốc

Viết email In

Trung Quốc đang cân nhắc các kế hoạch nhằm xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc từ Bắc Kinh đi Mỹ.  

Đầy tham vọng 

Trang Russia Today cho biết, ý tưởng có một tuyến giao thông từ Trung Quốc qua Mỹ không phải bằng đường hàng không có vẻ như vô lý, nhưng nếu Bắc Kinh vẫn quyết chí làm theo cách của họ, điều đó sẽ thành hiện thực. 

Theo một báo cáo được tờ Thời báo Bắc Kinh nêu, Trung Quốc đang xem xét việc xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc kết nối nước này với hơn 48 tiểu bang của Mỹ. 

Cụ thể, tuyến đường sắt này sẽ bắt đầu từ khu vực đông bắc Trung Quốc, chạy qua khu vực Siberia của Nga tới eo biển Bering. Tại đây, người ta sẽ xây dựng một đường hầm ngầm dưới lòng Thái Bình Dương để kết nối giữa Nga với bang Alaska của Mỹ, từ đó, tuyến đường sắt sẽ tiếp tục đi về phía nam, băng qua Canada cho đến khi vào vùng nội địa của Mỹ. 


Trung Quốc đang có dự án đầy tham vọng là xây dựng tuyến đường sắt nối nước này với Mỹ dài 13.000km.
 (Ảnh: Reuters) 

Tất nhiên, phần tham vọng nhất của dự án chính là việc xây dựng tuyến đường hầm dưới biển qua eo biển Bering. Tuyến đường hầm này dự kiến sẽ dài 200km, và sẽ là một thách thức kỹ thuật khó khăn bởi nó dài gấp 4 lần đường hầm băng qua eo biển Manche nối giữa Anh với Pháp.

Tuy nhiên, theo Trung Hoa nhật báo, công nghệ xây dựng tuyến đường hầm này “đã có sẵn” và sẽ được sử dụng trong dự án đường sắt cao tốc này.

Theo tờ Guardian của Anh, toàn bộ hành trình của tuyến đường sắt này sẽ dài đến 13.000km. Kế hoạch hiện nay có tên là tuyến đường “Trung Quốc – Nga – Canada – Mỹ”, và các chuyên gia ước tính toàn bộ hành trình sẽ mất 2 ngày, với tốc độ trung bình của tàu sẽ đạt đến hơn 350km/giờ. 

Theo Trung Hoa nhật báo, “dự án này sẽ được Trung Quốc tài trợ và xây dựng”, mặc dù các chi tiết của kế hoạch vẫn chưa được thông qua.

“Hiện nay chúng tôi vẫn đang có các cuộc thảo luận. Nga đã suy nghĩ về dự án này trong nhiều năm qua”, ông Wang Mengshu từ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết.

Tuy vậy, Guardian cho biết nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Hiện chưa có chuyên gia đường sắt nào lên tiếng ủng hộ vè dự án trên, trong khi cả Mỹ và Canada vẫn chưa bày tỏ ý kiến của mình về kế hoạch.

Theo Thời báo Bắc Kinh, tuyến đường sắt Trung Quốc – Mỹ chỉ là một trong bốn dự án đường sắt đầy tham vọng của Trung Quốc. Trong 3 tuyến đường sắt còn lại, một tuyến sẽ nối Trung Quốc với London qua các điểm dừng Paris, Berlin và Moscow, một tuyến từ Trung Quốc đi Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuyến cuối cùng sẽ nối từ Trung Quốc tới Singapore, với các điểm dừng là Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia.

Không chỉ tham vọng đường sắt, Trung Quốc còn có tham vọng xây đường hầm dưới biển dài nhất thế giới ở biển Bột Hải, với chi phí dự kiến lên tới 36 tỷ USD.

"Nếu được phê duyệt, công việc có thể bắt đầu vào năm 2015 hoặc 2016", China Daily dẫn lời Wang Mengshu, chuyên gia đường hầm và đường sắt của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, người thiết kế dự án từ năm 2012, nói. "Dự án ước tính tiêu tốn 220 tỷ nhân dân tệ (36 tỷ USD), làm việc trên báo cáo khả thi sẽ mất từ hai đến ba năm".

Theo thiết kế, đường hầm này sẽ có tuyến đường sắt nối thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh với thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông.

"Sẽ chỉ mất 40 phút để đi từ Đại Liên tới Yên Đài", chuyên gia Wang cho biết thêm. Các phương tiện chở khách có thể được đưa lên toa tàu và di chuyển với tốc độ 220 km/h. Hiện tại, khoảng cách giữa hai thành phố trên là 1.400 km lái xe hoặc 8 giờ đi phà.

Wang cho biết dự án gồm hai đường hầm dưới biển có đường kính 10 m và một đường hầm dịch vụ đường kính 7 m. Tuổi thọ công trình ước tính khoảng 100 năm.

Theo Liu Zhongliang, giáo sư Đại học Lỗ Đông ở tỉnh Sơn Đông, công trình dự kiến mang lại lợi nhuận 20 tỷ nhân dân tệ mỗi năm và thúc đẩy du lịch ở các khu vực xung quanh. "Dự án sẽ tự thu hồi vốn trong vòng 12 năm", Wang nói.

Chính quyền tỉnh Sơn Đông và Liêu Ninh hy vọng dự án sẽ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế bằng việc nối liền khu vực phía bắc với vùng ven biển giàu có ở phía đông. 

Cái giá của tham vọng nhất thế giới 

Song song với những tham vọng đó của Trung Quốc là sự vơ vét tài nguyên và bóc lột các nước nhỏ hơn, đặc biệt là các nước châu Phi.

Bà Jane Goodall, một chuyên gia nghiên cứu loài linh trưởng rất có uy tín trên thế giới, tố cáo Trung Quốc đang vơ vét tài nguyên của châu Phi giống như những tên thực dân, gây ra những tác động thảm khốc cho môi trường và thiên nhiên.

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 80, nữ chuyên gia hàng đầu thế giới người Anh chuyên nghiên cứu động vật hoang dã, người đã có những nghiên cứu gây chấn động về loài tinh tinh ở Tanzania, đã đưa ra những bình luận về các mối hiểm họa đối với Trái đất.

Bà Goodall nói: “Tại châu Phi, Trung Quốc chỉ đơn thuần là đang làm những gì mà những kẻ thực dân đã làm trước đây. Họ muốn lấy nguyên liệu thô để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, giống như bọn thực dân đến châu Phi, rồi vơ vét tài nguyên thiên nhiên, khiến người dân địa phương nghèo đi”.

“Trung Quốc là một nước lớn hơn và có nền công nghiệp tiên tiến hơn … Đây là một thảm họa”, bà Goodall nhận định.


Nữ chuyên gia nghiên cứu loài linh trưởng nổi tiếng thế giới Jane Goodall
(Ảnh: Reuters) 

Được biết, châu Phi là kho tàng khoáng sản lớn nhất thế giới. Chứa khoảng 85% crôm và bạch kim thế giới, hơn 60% trữ lượng cobalt và mangan, Châu Phi cũng được xếp nhất hoặc nhì thế giới về trữ lượng kim cương, bauxite, đá phosphate, vermiculite (chất khoáng bón cây) và zirconium.

Từ Châu Phi, người ta sản xuất hơn 21% vàng thế giới, 16% uranium và 13% dầu. Khu trầm tích đất hiếm Zandkopsdrift tại Northern Cape (Nam Phi) là một trong những quặng đất hiếm chưa khai thác lớn nhất thế giới.

Nam Cực cũng là vùng đất có rất nhiều khoáng sản quý như dầu khí, đá quý, kim loại hiếm và băng cháy, loại khoáng sản được coi là năng lượng của tương lai.

Nam Cực là mục tiêu của hơn 80% các cuộc thám hiểm địa cực của Trung Quốc và được coi là trọng tâm địa cực của nước này, theo một báo cáo năm 2012 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.

Ở đầu kia của địa cầu, Trung Quốc đang tìm cách mở rộng hiện diện ở Bắc Cực, nơi được cho là có thể có nguồn tài nguyên khổng lồ, và là nơi có tuyến hàng hải tới châu Âu.

Còn khu vực Đông Nam Á, ngành khai thác mỏ của Indonesia chiếm khoảng 20% nguồn cung niken và một khối lượng lớn bauxite (quặng để sản xuất nhôm) của thế giới. Trung Quốc đang nhập khẩu khối lượng lớn hơn bao giờ hết những loại khoáng sản này và nhiều loại khoáng sản khác nữa từ Indonesia.

Trung Quốc mua càng nhiều thì người Indonesia càng tức giận. Nguyên nhân, thay vì mua các khoáng sản đã được tinh chế và xử lý từ Indonesia, Trung Quốc lại nhập khẩu những loại quặng thô để về tự xử lý, khiến cho Indonesia mất đi nguồn việc làm và thuế. 

Năm ngoái, Indonesia khai thác được hơn 250.000 tấn niken nhưng chỉ có 16.000 tấn được xử lý trong nước, phần còn lại bị xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc. 

Trước sức hút về nguồn tài nguyên của nhiều nước trên thế giới, bằng mọi thủ đoạn, Trung Quốc không chỉ ngày càng sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiết yếu, mà còn có được lợi thế tiếp cận nguồn tài nguyên với giá thấp, mang lại cho họ ưu thế cạnh tranh vượt trội. 

Mai Thùy (Báo Đất Việt

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo