Những hệ thống giao thông nhiều tầng được xây dựng, điều khiển và sử dụng theo cách của người Nhật với góc nhìn không thường thấy.
Một khu vực đường cao tốc nhiều tầng trông như bị cô lập giữa các ngọn núi.
Giao lộ về đêm ở Shinjuku, Tokyo.
Cảnh tượng trông như tòa nhà bị đường cao tốc "chọc thủng" là công trình có tên Gate Tower Building ở Osaka. Tầng thứ 5, 6 và 7 của tòa nhà cao 16 tầng này bị chiếm dụng để những con đường cao tốc chạy xuyên qua. Bảng thông tin ở tầng trệt ghi rõ chủ thuê của 3 tầng này là tập đoàn Đường cao tốc Hanshin.
Cầu Kawazu-Nanadaru với hình một cặp vòng tròn là ví dụ cho việc làm thế nào để xây một cây cầu từ sườn núi này sang sườn núi kia trong khi các sườn núi đều rất dốc và không thể xây đường. Chiều dài cầu là 1,1 km, đường kính vòng tròn 80 m, tốc độ giới hạn chỉ 30 km/h.
Một giao lộ ở Osaka.
Không phải đường cao tốc, nhưng đường đèo Irohazaka ngoằn ngoèo nổi tiếng với 48 khúc cua cùng vẻ đẹp quyến rũ khó tả. Mỗi một khúc cua lần lượt được gắn cho một ký tự trong 48 ký tự của bảng chữ cái tiếng Nhật.
Cao tốc Kanjo Loop ở Osaka, nơi các hội nhóm mê tốc độ thường tổ chức đua xe trái phép.
Con đường tuyết Tateyama Kurobe Alpine hay còn gọi Great Snow Walls là một địa điểm hấp dẫn của Nhật Bản, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi năm. Bức tường tuyết hai bên đường có thể cao tới 20 m.
Mỹ Anh
(VnExpress)
- Sử ký Singapore qua ảnh
- Tầm nhìn hàng rong
- Xây dựng nông thôn mới - kinh nghiệm của một số nước châu Á
- Du khách đang “nhấn chìm” Venice
- 'Thành phố rừng' 100 tỷ USD đang hình thành sát Singapore
- Xem cách người Hàn biến cầu vượt thành công viên ngập cây xanh
- Hệ thống đường sắt đô thị nhộn nhịp ở Hàn Quốc
- Những công trình nghìn năm tuổi ngày nay vẫn còn người ở
- Cháy chung cư tại Anh: Khi tương phản giàu nghèo bộc lộ
- Cận cảnh 19 dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ làm thay đổi thế giới