Ashui.com

Tuesday
Dec 03rd
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Sử ký Singapore qua ảnh

Sử ký Singapore qua ảnh

Viết email In

Singapore là quốc gia bé nhỏ được hình thành từ những biến cố lớn của lịch sử. Hình ảnh quốc gia hoá rồng gắn liền với chân dung vị cha già lập quốc - Lý Quang Diệu. 

Ngày nay, Singapore được biết đến như trung tâm tài chính của khu vực. Đây cũng là một trong 7 thương cảng bận rộn nhất thế giới. 

Tuy nhiên, phía sau những hình ảnh hào nhoáng ấy, ít ai biết rằng Singapore cũng có những giai đoạn lịch sử đen tối. Người dân đảo quốc đang phải đối mặt với những vấn đề lịch sử của chính mình.  

Thế kỷ XIX: Làng chài bị quên lãng

Lúc này, Singapore chỉ là làng chài nhỏ ven biển. Cư dân bản địa sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, nền kinh tế tự cung tự cấp. 

Những nghiên cứu khảo cổ cho thấy, nơi đây từng là hòn đảo trung tâm của vương quốc Mã Lai trong quá khứ.

Thời kỳ hưng thịnh của vùng đất trải dài trong thế kỷ XIV sau đó bị rơi vào quên lãng.

Đứa con nhỏ của Raffles

Tháng 1/1819 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của lịch sử Singapore khi con thuyền nhỏ của Thomas Stamford Raffles đổ bộ xuống hòn đảo này.

Không có Raffles, Singapore không thể bắt đầu hành trình đáng nhớ của mình. Từ đây, những trang sử đầu tiên của Singapore gắn liền với Raffles.

Những phác hoạ đầu tiên về cộng đồng phát triển được chấp bút bởi một người ngoại quốc.

1820-1840: Hải cảng nhộn nhịp

Hiệp ước lịch sử ngày 8/2/1819 đã kết thúc giai đoạn Singapore là hòn đảo thuộc Malaya. Giờ đây nó thuộc sự cai quản của công ty Đông Ấn, dưới sự bảo lãnh của vương quốc Anh.

"Mậu dịch tự do" được ví như cây đũa thần biến vùng đất bị quên lãng trở thành hải cảng nhộn nhịp.

Những văn bản cổ còn mô tả: "Các con thuyền đến Singapore như đàn ong bay tới hũ mật để cùng tận hưởng bữa tiệc mậu dịch tự do".

1850: Thành phố tội lỗi

Mậu dịch tự do thúc đẩy giao dịch nhưng không đem lại thu nhập để phát triển Singapore. Lúc này công ty Đông Ấn đưa ra quyết định khác thường.

Các nhà chức trách khuyến khích các tệ nạn, giấy phép bán thuốc phiện được cấp phép qua đấu giá. Họ cũng cho phép kinh doanh mại dâm. Từ các tụ điểm ma tuý, ổ điếm hình thành nên các tổ chức xã hội đen, băng đảng, hội kín.

Singapore rơi vào vòng xoáy tội lỗi. 

1860-1890: Thuộc địa quan trọng của Anh

Năm 1896, kênh đào Suez được khai thông. Việc trao đổi hàng hoá Đông - Tây trở nên dễ dàng và nhộn nhịp hơn. Singapore vô tình trở thành hải cảng quan trọng của cả khu vực.

Chính quyền Anh quốc nhanh chóng nhận ra điều này. Họ cử những công chức sang cai quản, thay cho những thương nhân của công ty Đông Ấn.

Trong nhiều thập kỷ sau đó, Singapore có những bước phát triển vượt bậc. Thành phố được quy hoạch bởi những quan chức có tầm nhìn.

1960: Singapore tách khỏi vương quốc Anh

Những biến cố lịch sử thế giới dẫn đến việc Singapore thoát khỏi chế độ thuộc địa, sát nhập vào Malaya.

Tháng 9/1963, Singapore trở thành 1 trong 14 bang của Malaya. Từ Maylaysia ngày nay là ghép từ Malaya và Si (Singapore) mà thành. 

Chỉ sau 2 năm sáp nhập, Singapore tiếp tục phải tách ra khỏi Malaysia vì những bất đồng về thể chế chính trị, sắc tộc và các vấn đề xã hội.

1965: Quốc gia bị độc lập

Ngày 9/8/1965, thủ tướng Lý Quang Diệu tuyên bố Singapore trở thành một quốc gia độc lập. Khi ấy, không người dân Singapore nào mong muốn ngày này xảy ra.

Nhiều người tin rằng, một quốc gia nhỏ bé, không có bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào như Singapore không thể tồn tại được lâu.

Hành trình của Singapore những năm đầu thế kỷ XX rất trắc trở. Giọt nước mắt của Lý Quang Diệu trong ngày đầu độc lập trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng mạnh mẽ giúp Singapore lần lượt vượt qua những khó khăn.

1980: Thành phố sư tử - Con hổ châu Á

Giai đoạn 1980 chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của Singapore. Chính phủ quan tâm đến mọi mặt của xã hội chứ không chỉ tập trung phát triển kinh tế.

Các khu Food Court cho người bán hàng rong bắt đầu được mở. Nhà xã hội dành cho người thu nhập thấp, các công trình công cộng dành cho người dân cũng được xây dựng.

Công ty mô hình đa quốc gia được khuyến khích phát triển. Singapore Airlines là một trong những hình ảnh tiêu biểu cho nền kinh tế Singapore thời ấy.

1990: Quốc gia hoà hợp

Hiếm quốc gia nào có nền tôn giáo hoà hợp như ở Singapore. Cộng đồng Thiên Chúa giáo, Hindu giáo, Phật giáo đều có thể chung sống hoà hợp với nhau.

Điều này không phải ngẫu nhiên mà sự nỗ lực nghiên túc của cả chính phủ và người dân trong việc hoà hợp các dân tộc.

Thậm chí nhiều nghi lễ cổ của đạo Hindu vẫn được cộng đồng người Ấn Độ gìn giữ cẩn thận trong khi đã biến mất ở quê nhà.

2000: Cường quốc kinh tế

Năm 2005, Singapore kỷ niệm 40 năm lập quốc. Từ một quốc gia non trẻ, Singapore vươn mình trở thành cường quốc. Là trung tâm tài chính quan trọng của khu vực. Các vấn đề an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm.

Hải cảng Singapore trở thành một trong 7 cảng biển tấp nập nhất thế giới.

GPD đầu người luôn nằm top 10 các nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất.

Singapore đang chuyển sang nền kinh tế lợi nhuận cao, ngành công nghiệp tri thức.

Thành phố tương lai

Lịch sử xoay vòng, Singapore đã trải qua hơn 50 năm hưng thịnh với những bước phát triển đáng kinh ngạc.

Vấn đề Singapore đang phải đối mặt là làm sao họ có thể duy trì vị thế của mình trong tương lai.

Chính thành công trong quá khứ lại là cái bóng đe doạ sự phát triển của họ trong tương lai. Chính phủ và người dân Singapore vẫn đang nỗ lực từng ngày vì một quốc gia hưng thịnh. 

Anh Thư - Khương Nha (thực hiện) 
(Zing.vn) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...