Nằm tại 107 đường Rivoli (Paris), kế bên điện Louvre là bảo tàng nghệ thuật trang trí, bảo tàng thời trang và bảo tàng quảng cáo vải, thư viện nghệ thuật trang trí.
Bảo tàng nghệ thuật trang trí được xây năm 1882 để đáp ứng nhu cầu của các nhà sưu tập muốn tạo nên sự kết nối giữa công nghiệp và văn hoá, giữa sáng tạo và sản xuất.
Ghế bành “Clarice” và “Charly”, tác giả Niki de Saint Phalle, 1981 – 1982, sơn bằng polyester resin.
Được sở hữu bởi một tư nhân, bảo tàng hiện trưng bày 5.000 tác phẩm trong không gian gần 6.000m2. Việc sửa chữa nâng cấp bảo tàng này đã được tiến hành mất năm năm với công sức của bốn nhóm kiến trúc sư và mở cửa lại vào năm 2006, có sự tham gia của hàng trăm nhà hàng cũng như nhà quản lý bảo tàng. Bằng cách mở toàn bộ phần cửa sổ và nhánh toà nhà Marsan (xây từ năm 1905) của bảo tàng Louvre, bảo tàng nghệ thuật trang trí tràn đầy ánh sáng tự nhiên và phô diễn sự lộng lẫy của kiến trúc. Du khách đứng ở bảo tàng này có thể quan sát quang cảnh của vườn Carrousel, điện Tuileries và đại lộ Rivoli.
Bảo tàng được xây dựng với sự đóng góp của nhiều kiến trúc sư nổi tiếng. Các kiến trúc sư Oscar Tusquets và Bruno Moinard với hành lang, các phòng trưng bày thế kỷ 17, 18, 19, nghệ thuật cách tân và thập niên 1930, kiến trúc sư Bernard Dubuffet Desmoulin với phòng trưng bày – gallery, phòng trưng bày đồ chơi, phòng trưng bày nghiên cứu, Sylvain Dubuisson với bộ sưu tập đương thời và Daniel Kahane với không gian trưng bày triển lãm tạm thời.
Chi tiết nội thất và kiến trúc của kiến trúc sư Oscar Tusquets và Bruno Moinard
Các phòng trưng bày theo thời kỳ nằm “trơ trụi” khi các trần nhà tạm được dỡ bỏ, tràn đầy ánh sáng của kính. Thiết kế tổng thể rất đơn giản. Bảo tàng có một quỹ 150.000 tác phẩm, là một trong những bảo tàng giàu có về số lượng tác phẩm trên thế giới, chia thành năm khu theo thời kỳ lịch sử. Khu trung cổ/phục hưng, khu thế kỷ 17 – 18, thế kỷ 19, nghệ thuật cách tân – nghệ thuật trang trí, hiện đại – đương thời. Còn có các khu phân theo năm lĩnh vực: nghệ thuật đồ hoạ, trang sức, đồ chơi, giấy dán tường, kính. Các bộ sưu tập trưng bày phản ánh các lĩnh vực sản xuất và kỹ thuật chế tác như gỗ (chạm khắc, đồ gỗ, đồ mộc), kim loại (vàng, sắt, đồng, thiếc), đồ gốm, thuỷ tinh, da, sơn, đồ thêu, rơm, chuỗi hạt... Hầu hết các bộ sưu tập của bảo tàng đều từ nguồn di chúc và hiến tặng.
Nhánh thời trang và vải có hơn 81.000 hiện vật, trong đó có 16.000 bộ trang phục, phụ liệu trang trí…
Bảo tàng này cũng bày tỏ sự kính trọng những tên tuổi làm nên lịch sử và phong vị Pháp: Boulle, Sèvres, Aubusson, Christofle, Lalique, Guimard, Mallet Stevens, Le Corbusier, Perriand, Szekely.
Ghế của Marc Newson, 1987, phôi nhôm, gỗ, sợi thuỷ tinh; ghế Embryo, 1988, neoprene, polyrethane, ống thép (ảnh trái) / Trưng bày tạm thời về nghệ thuật trang trí Thuỵ Điển, chủ yếu mang tính sinh thái và bằng chất liệu gỗ (ảnh phải)
Chân dung 22 nhà tài trợ của bảo tàng (ảnh trái)
Ghế của Poltrona di Proust, Italy 1979, chất liệu gỗ sơn và sợi acrylic của Alessandro Mendini.
Ghế ăn thời Louis XIV, XV, XVI. Các tác phẩm thế kỷ 19. Các tác phẩm hội hoạ Ý, trung lưu Hà Lan và Pháp. Salon năm 1900 trong phòng sáng tác đồ gỗ.
Ghế ăn thời Louis XIV, XV, XVI.
Salon năm 1900 trong phòng sáng tác đồ gỗ.
Các tác phẩm hội hoạ Ý, trung lưu Hà Lan và Pháp.
Các tác phẩm thế kỷ 19.
Bài và ảnh: Nguyen Jules Thai - chuyển ngữ: Hoành Sơn
- Trung tâm Thương mại Thế giới mới: vươn lên từ đống tro tàn
- Trung Quốc kim cổ
- Chính sách quy hoạch vùng của Hàn Quốc
- Kinh nghiệm chống ùn tắc giao thông ở Nhật Bản
- "Tậu" địa ốc Nhật, mốt mới của nhà giàu Trung Quốc
- Những thành phố quan trọng nhất thế giới 2010
- Từ Dakar đến Abuja
- Khám phá căn hộ đắt nhất hành tinh giá 220 triệu USD
- Trung Quốc: “Bệnh đô thị” ngày càng lây lan
- Vì sao bong bóng địa ốc Trung Quốc vẫn phì đại?