Ashui.com

Tuesday
Jan 07th
Home Tương tác Phản biện Trang trí công cộng và những khác biệt văn hóa

Trang trí công cộng và những khác biệt văn hóa

Viết email In

Các tranh ảnh trang hoàng công cộng đầu tiên là các hình ảnh cổ vũ cho sự lao động của nhân loại, cho đến các loại hình trang trí điêu khắc, hội họa 3D đương đại và hiện đại hơn nữa là trang trí với hiệu ứng đèn LED chuyên nghiệp hay các mô hình tái hiện văn hoá của các dân tộc trên thế giới cho đến sáng tác tranh, mỹ thuật điêu khắc hiện đại... Và vào mỗi dịp lễ tết, những nghệ thuật này có thêm nhiều hơn không gian cũng như thời gian để thể hiện. 


Trang trí bằng ánh sáng tại quảng trường Thời đại, New York (Mỹ) 


Singapore 

Trong lịch sử, có rất nhiều hình thức biểu hiện cho phong cách trang trí không gian công cộng (không gian mở ngoài trời). Các hoạt động văn hoá lễ hội tranh ảnh ngoài trời của nhân loại đã xuất hiện từ rất lâu, rõ nhất là các hình còn lại trên vách đá cổ. Về đêu khắc, có lẽ phải kể đến các hòn đá Stonehenge ở Anh, nó còn lưu giữ bí ẩn cho tất cả mọi người kể cả các nhà khoa học cho đến ngày nay.

Không gian lễ hội ngoài trời được xem là một trong cái mác hay motif biểu diễn cái hồn văn hoá của mỗi dân tộc vào các dịp lễ hội. Ở nhiều nước, việc trang hoàng đường phố và không gian công cộng nhằm giới thiệu những sản phẩm văn hoá riêng để thu hút khách du lịch. Các lễ hội này thường nhằm vào năm mới, dịp hội hè hay các kỳ tổ chức sự kiện lớn của mỗi nước. Ngoài chuyện trang trí, có thể có các hoạt động văn hoá phụ diễn nhằm làm tôn vinh sức sống của dân tộc đó. Riêng tôi rất thích “món phụ” - nghệ thuật xếp chữ của đạo diễn Trương Nghệ Mưu tại Olympic Bắc Kinh 2008. Thế mới thấy, làm cho đủ thì dễ, nhưng làm cho “tinh” thật không đơn giản. Nếu theo xu hướng đơn giản quá, thì đôi khi sẽ tạo ra những không gian mờ nhạt. Ngược lại, nếu sa vào “hoành tráng hóa”, sẽ dễ rơi vào bẫy khổng lồ, khó kiểm soát về tổng thể trong sự ăn khớp và tinh tế, lại thêm chi phí đầu tư tăng cao.


Nghệ thuật ánh sáng tại công viên thành phố Macao (Trung Quốc)


Cây và đèn lồng mang bản sắc văn hóa Trung Quốc

Ở Việt Nam các lễ hội trang trí xuất hiện gần đây và cũng tạo ra nhiều hiệu ứng tốt như Festival Huế, Hoa Đà Lạt, Đường Hoa Nguyễn Huệ Sài Gòn, Phố Hoa Hà Nội vào mỗi dịp Tết. Một không gian đặc trưng mang nhiều màu sắc văn hoá Việt Nam rất đáng khen ngợi và trân trọng. Ở Việt Nam, việc biểu diễn cây cối hoá trang hay lễ hội hoa là hợp lý nhằm tôn vinh văn hoá xứ nhiệt đới cây trái. Ở các nước phương Tây có lễ hội 3D đường phố hay vẽ tranh tường nhằm làm nổi bậc một sự kiện nào đó. Tuy nhiên ở Việt Nam loại hình nghệ thuật này chưa được phát triển mà chủ yếu là dạng trưng bày các đặc trưng văn hoá sẵn có. Đó là những gì chúng ta đang có và cũng là một loại hình văn hoá truyền thống lúa nước cho mỗi dịp lễ hội.

Các nước trong khu vực có không gian văn hoá tương đồng, các loại hình trang trí của ta khá giống với Thái Lan, Malaysia hay Campuchia. Thường cách trang trí không gian công cộng mang tính sắc thái văn hoá đặc trưng của khu vực rất cao. Đó là điều dễ nhận biết và giải thích tại sao với các không gian công cộng, chúng ta thường bắt gặp hoa trái cấy cành hơn là mỹ thuật hiện đại của tượng và hội họa. Các nước khác tại châu Á (trừ Nhật Bản), sự tương đồng trong trang hoàng cho các lễ hội đường phố hay ngoài trời là tương đối giống nhau.


Trang trí ánh sáng mặt đứng Nhà hát lớn Hà Nội


Đường hoa Nguyễn Huệ 2009 (TPHCM) với những tiểu cảnh mang đậm tính dân tộc  

Không phải nước nào cũng có lễ hội trang trí ngoài trời mà tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi đôi khi chỉ là sự kiện mang tính quảng bá văn hoá đơn giản. Nhưng nếu quan tâm đầu tư, người ta cũng có thể nâng tầm lên để thu hút du khách thập phương. Vì vậy sản phẩm đôi lúc mang tính biểu trưng ngay tức thì nhưng cũng đem đến cho người thưởng lãm nhiều bất ngờ. Chẳng hạn trong sự kiện quảng bá tại Việt Nam năm 2010 của đất nước Hà Lan vốn nối tiếng với các kênh đào và chiếc cối xay gió, dù chỉ được tổ chức trong một khoảng thời gian ngắn, đôi khi chỉ mang tính sự kiện giao lưu với cách làm và trang trí đơn giản, nhưng lại cô đọng nét văn hoá riêng của xứ này đến mức tạo ra một hiệu ứng rất tích cực cho người Việt Nam trong việc chiêm ngưỡng văn hoá Hà Lan chỉ trong vài ngày giao lưu hết sức ngắn ngủi.

Tại Việt Nam, rầm rộ nhất vẫn là Đường hoa Nguyễn Huệ, Tao Đàn hằng năm và mang phong cách rất gần gũi với mọi người, dù xuất hiện ngắn trong dịp tết. Khung cảnh vẫn còn đậm chất thôn quê. Các chủ đề vẫn chưa có nhiều biến hoá qua các kỳ lễ hội. Tuy đó là một nét văn hoá nhưng chúng ta cần nhìn sang các nước bạn để học hỏi thêm trong việc trang trí cảnh quan ngoài trời. Có thể việc này sẽ làm theo chủ đề nhưng quan trọng nhất vẫn là ý tưởng để sáng tạo và kinh phí cho các hoạt động này. Việc giới thiệu quảng bá không thể một hay hai ngày nhưng khi tiếp cận với các nước bên ngoài chúng ta sẽ thực sự có nhiều thay đổi. Có thể việc đầu tư cho mỹ thuật ngoài trời cần nhiều thời gian nhưng chúng ta sẽ làm được. Điêu khắc tường ngoài trời hay các công viên sáng tác điêu khắc cho các khu du lịch ven biển là điều chúng ta nên làm.

Hy vọng sẽ nhìn thấy một sự khác lạ, đột phá và sự đổi mới sớm ở Việt Nam trong tương lai gần!

KTS Võ Đức Hiền

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...