Ashui.com

Sunday
Dec 08th
Home Chuyên mục Kiến trúc KTS Chan Soo Khian và công trình Dhoby Ghaut Green

KTS Chan Soo Khian và công trình Dhoby Ghaut Green

Viết email In

Singapore được biết đến là một đất nước có nền kiến trúc Á Đông hiện đại, tiêu biểu cho kiểu kiến trúc mới đương đại châu Á. Với ý tưởng xây dựng một công trình kiến trúc theo hướng mở, phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, KTS Chan Soo Khian đã được trao giải thưởng kiến trúc Arcasia 2011 cho công trình Dhoby Ghaut Green như là một sự tôn vinh những sáng tạo của các KTS châu Á với những công trình kiến trúc hướng đến cộng đồng, tạo dựng các giá trị xanh và phát triển bền vững. Sau khi mở cửa, đây sẽ là không gian dành cho nhà hàng, café, đặc biệt là các hoạt động nghệ thuật cộng đồng đặc sắc.

Năm 2006, trong một nỗ lực nhằm xây dựng thêm các không gian dịch vụ công cộng mới cho đô thị, chính quyền thành phố đã giao cho KTS Chan Soo Khian thiết kế một không gian dịch vụ đa năng cho khu ký túc xá đại học có tên gọi Dhoby Ghaut Green. Trên diện tích khu công viên rộng 3 mẫu Anh có mặt tiền quay ra các tuyến phố Orchard và gần sát với trung tâm văn hóa nghệ thuật Bras Basah/Bugis của thành phố. Với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, rất khó có thể thiết kế và tổ chức các không gian mở không có mái che dành cho các hoạt động dịch vụ cộng đồng, nơi người dân có thể cảm nhận và trải nghiệm những cảm xúc rất khác khi ở các không gian bên trong nhà. Ước tính sau khi hoàn thành, sẽ có một số lượng lớn khách du lịch và người dân thăm quan, thưởng thức café cũng như tham gia trực tiếp vào các hoạt động nghệ thuật công cộng được tổ chức hàng ngày.

Chan nhận ra rằng, không gian mở này sẽ ảnh hưởng trực tiếp cảnh quan chung của khu công viên. Chính vì vậy, giải pháp thiết kế được chọn đặt ngay cạnh ga tàu điện ngầm và là tâm điểm hình học chia khu công viên thành 2 phần. Phần phía Tây, nơi nhiều cây to có bóng mát lớn, KTS đã thiết kế làm không gian mở nơi mọi người có thể nghỉ ngơi và các gian hàng nhỏ có thể bày bán vào ngày cuối tuần. Phần phía Đông được thiết kế quy hoạch những bãi cỏ lớn cho các hoạt động thể thao và nghệ thuật công cộng. Không gian café được thiết kế theo giải pháp tổ chức kết hợp với các không gian nhỏ của ga tàu điện ngầm như thang máy, tầng kỹ thuật, kho… để tạo ra không gian ăn uống cả trong và ngoài nhà, hòa quyện, kết nối các không gian này lại với nhau bằng hệ mái che kết cấu nhẹ chạy dài.

Trong giai đoạn đầu thiết kế không gian biểu diễn nghệ thuật ngoài trời, Chan hình dung mái che chạy dài sẽ cản tầm nhìn của phía này hoặc phía kia. Ông thậm chí còn nhận ra rằng, phần không gian mở không có mái che được nhiều người thích hơn các phần khác của khu công viên. Cuối cùng, một thiết kế xoắn với các cánh tay vươn ra được tổ chức liên kết chặt chẽ với cảnh quan và không gian cả phía Đông và phía Tây.

Để giảm các khối xoắn xuống mức thấp nhất giúp giảm thiểu chi phí đầu tư xây dựng và tạo ra chỗ ngồi cho 250 khán giả, KTS Chan Soo Khian đã đặt những cấu trúc móng lớn xuống sâu trong lòng đất. Trên đó, ông thiết kế các mảng ren kim loại như những màn chắn lớn tạo bóng mát che phủ một cách tương đối không gian biểu diễn nghệ thuật. Ban đầu ông định dùng những sọc nhôm trên các dầm thép tạo hiệu ứng như một cái giỏ. Nhưng do sức nặng các dầm bị nghiêng xuống và bị rung lắc mạnh, thêm vào đó chi phí đầu tư lớn nên ông đã quyết định sử dụng các nan thép không gỉ. Vừa mảnh, nhẹ và được vắn xoắn lại, tạo nên hình ảnh khối kiến trúc chuyển động và vô định hình cực kỳ ấn tượng trong khi giá đầu tư thấp. Các màn chắn nắng này tán xạ một cách hữu hiệu ánh sáng mặt trời vào ban ngày cũng như phản chiếu ánh sáng lung linh vào ban đêm.

Để che mưa, các tấm panel hợp kim nhôm được đặt ở phần trên của mái. Phần bên dưới, các phiến gỗ Palau -  một loại gỗ nhiệt đới cứng có sẵn ở địa phương được ốp ghép khít chặt làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Không gian ăn nhẹ và café được sử dụng giải pháp kết cấu đơn giản nhất. Các tấm vách tường bằng kính và kim loại ngang bằng sổ thẳng.

Nguyễn Hải Long

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo