Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đăng tải trên tạp chí Biến đổi khí hậu Tự nhiên (Nature Climate Change) số ra ngày 27/1 cho biết sức nóng phát ra từ các thành phố lớn có thể làm biến đổi khí hậu ở những khu vực cách xa hàng nghìn km.
Việc biến đổi này có thể thấy rõ qua nhiệt độ của các luồng gió ở những địa phương có vị trí cao so với mực nước biển.
Phát hiện này đã giải thích một vấn đề khó hiểu lâu nay về hiện tượng biến đổi khí hậu rằng tại sao ở một số khu vực tại bán cầu Bắc thường có mùa Đông ấm áp hơn so với dự đoán đưa ra trước đó.
(Ảnh: Aly Song /Reuters)
Những thành phố lớn thường là nơi phát ra một luồng nhiệt lớn từ khí thải của ôtô, các tòa nhà cao tầng, các trạm điện nơi tiêu thụ dầu, khí gas, nhiên liệu cho các hoạt động vận tải và giao thông, lò sưởi và máy điều hòa nhiệt độ. Hiện tượng này còn được gọi là "đảo nhiệt thành thị" trong nhiều năm nay, và các nhà khoa học vẫn luôn nghĩ rằng nó chỉ tác động tới riêng khu vực thành thị trong những mùa Hè nắng nóng.
Qua nghiên cứu trên hệ thống máy tính, các nhà khoa học Mỹ đã khẳng định nguồn nhiệt phát ra từ các thành phố lớn còn tác động tới các khu vực xa hơn so với dự đoán trước đó.
Mức nhiệt tác động tới những khu vực này là có thể lên tới 1 độ C và mức nhiệt này cũng góp phần làm tăng nhiệt độ toàn cầu, dù là không đáng kể (khoảng 0,01 độ C./.
Thạch Thảo
- Tăng cường hợp tác quốc tế để cải thiện chất lượng môi trường
- Nước mặn “uy hiếp” nhiều nơi tại thành phố Mỹ Tho
- TPHCM: Cấp thiết bảo vệ nguồn nước sạch
- Hiện đại hóa quan trắc tài nguyên, môi trường biển
- Công nghệ năng lượng mới trở thành đại trà vào năm 2050
- Ô nhiễm sông Đồng Nai đe dọa 11 tỉnh thành
- Việt Nam mất 15 tỷ USD/năm do biến đổi khí hậu
- Năng lượng thế giới 2012
- Liên hợp quốc kêu gọi đẩy mạnh du lịch sinh thái
- Tăng cường cải tạo môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu