Ashui.com

Wednesday
Nov 27th
Home Cộng đồng Kiến trúc sư Việt Nam có kiến trúc sư giỏi, nhưng nền kiến trúc Việt Nam lại bình thường

Việt Nam có kiến trúc sư giỏi, nhưng nền kiến trúc Việt Nam lại bình thường

Viết email In

Theo dõi trên mạng và những tạp chí chuyên đề thấy ta có khá nhiều công trình sạch sẽ, hấp dẫn. Nói cách khác ta có kiến trúc sư (KTS) giỏi. Đặc biệt là mấy bạn trẻ có nhiều tìm tòi, sáng kiến. Trên cơ sở sử dụng vật liệu xây dựng và phương án phù hợp với khí hậu. 

Nhưng chủ yếu đây chỉ là những công trình nhỏ/nhỡ. Mấy cái villa, vài quán ăn hoặc cà phê. Công trình lớn hiện nay thường do KTS nước ngoài thiết kế. Hiện giờ những công ty tư vấn thiết kế là nhỏ: 2-3 bạn học cùng lớp có tham vọng thành lập một công ty nhỏ. Rồi đi kiếm việc làm. Việc này không phải dễ.

Nhìn xa ra VN có khá nhiều công ty quy mô nhỏ (2-5 cộng tác viên). Họ chỉ là những đơn vị "du kích", mạnh ai nấy đánh những trận nhỏ (villa, cải tạo nội thất nhà này nhà kia). Làm xong lại đôi khi thất nghiệp, phải kiếm việc khác kiếm sống. Phải nhớ chủ đầu tư (CĐT) ít khi/không bao giờ trao cho công ty mini những đồ án lớn. 

Vậy ta cần gì? Như nói trên, du kích thì chỉ đánh nhỏ được thôi. Theo tôi nghĩ các công ty nhỏ nên phải hợp sức thành lập ra những đơn vị lớn hơn. Khoảng 10 người ít nhất. Một tổ chức "cái ô" với một tên, bao gồm 2-3 công ty nhỏ làm việc độc lập. Nhưng cộng tác với nhau khi có đồ án lớn. Đối với chủ đầu tư nó sẽ là một công ty tương đối, có đủ khả năng (đủ nhân viên, đủ trang thiết bị) xử lý những công trình lớn. Để làm được việc này trước hết phải tiếp thu văn hóa hợp tác. Đây không phải là con bài chủ của Việt Nam nói chung, KTS nói riêng. Nước ngoài có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Không ít trường hợp cộng tác vượt qua biên giới quốc gia. 

Chủ đầu tư là cục xương khó nuốt nhất. Trong tình hình nhiều cấp ít cầu hiện nay thì CĐT là ông vua. KTS khúm núm xin việc làm. Nói tổng quát CĐT của công trình nhỏ cũng như lớn là những người "cái gì tôi cũng biết hết". Tôi sai gì anh làm nấy! Với con mắt của tôi họ là những anh nhà quê ra tỉnh, lóa mắt bới những cái mới, cái lạ mình thấy ở thành phố này kia, hay ở nước ngoài. Khi xây dựng bắt KTS phải nhét hết những gì mình đã thu góp được vào công trình mới. Ví dụ điển hình nhất tại Hà Nội là Royal City có đủ mọi thứ, cả tượng La Mã như các nước Châu Âu. Công trình này là một "nhà tù cao tầng", không có gì là bản sắc Việt Nam cả. Theo tôi, CĐT và KTS công trình này có tội với Hà Nội vì đã phá hoại môi trường và không gian kiến trúc. 

TẠI SAO NỀN KIẾN TRÚC VIỆT NAM LẠI BÌNH THƯỜNG? 

Nếu ta gọi nền kiến trúc Việt Nam (KTVN) là số cộng của tất cả mọi công trình do KTS VN thiết kế và đã được xây dựng tại VN (của thế kỷ XX và XXI) thì nó quá nghèo nàn. Ngoại trừ Võ Trọng Nghĩa được vinh danh khắp thế giới thì chẳng ai biết đến KTVN là gì! Nhưng anh Nghĩa chỉ là một KTS nhiều tài năng nhưng hiện không đại diện cho nền KTVN. 

Khi ta nói đến kiến trúc của Nhật bản, của các nước Bắc Âu, của Pháp hay Mỹ, mọi người nhất trí ngay là ấn tượng. Khi nói đến KTVN ở nước ngoài không ai thốt lên "AHA CÁI NÀY ĐẸP QUÁ!". Tức là hoàn toàn vô danh. 

Tại sao vậy? Ở ta cũng có một số công trình hiện đại đáng xem. Những công trình này thường đồ sộ về quy mô và phần lớn do KTS nước ngoài thiết kế. Không mang tính chất VN tí nào. Cái đó dĩ nhiên. Chúng giống như những công trình của nhiều nước/thành phố khác trên thế giới như Hông Kông, Thượng Hải, Kuala Lumpur. Chúng đã được quốc tế hóa, mất bản chất quốc gia. 

Cái ta thiếu là một nền kiến trúc mang bản sắc Việt Nam. Để khi người ta xem nhận ngay được đó là KTVN. Phải chăng KTS VN chưa rõ bản sắc Việt Nam của kiến trúc là thế nào? Cố tìm đi các bạn ơi. Theo tôi nghĩ ta nên quay về kiến trúc truyền thống để tìm ra những yếu tố, những không gian kiến trúc (trong Đình, Chùa, Nhà dân gian) mà ta có thể đưa vào áp dụng để tạo ra một "bộ chữ cái", một ngôn ngữ kiến trúc riêng cho VN. Bộ chữ này phải gồm mặt bằng/mặt cắt/ mặt đứng phù hợp với khí hậu của ta. Chỗ nào cần bóng râm, chỗ nào cần thông gió. Chớ quên vật liệu xây dựng truyền thống ngàn năm như gỗ, tre, rơm rạ, đất, đá. Nói như vậy không có nghĩa là không sử dụng vật liệu mới (bê-tông, sắt, kính) nhưng nên hạn chế chúng vì giá thành sản xuất rất cao do tốn nhiều năng lượng sản xuất. Thay đổi khí hậu toàn cầu rất quan trọng. Vài chục năm nữa có thể Đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất đất. 

MỤC TIÊU CỦA KTS VN PHẢI LÀ: ĐÂY LÀ NHÀ "MADE IN VIETNAM", DO KTS VN THIẾT KẾ, VỚI NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VIỆT NAM VÀ BẰNG VẬT LIỆU VIỆT NAM.

Lúc đó có thể người ta sẽ nói CÁM ƠN VIỆT NAM, ẤN TƯỢNG QUÁ! 
Theo tôi ta có thể làm được vì ta không thiếu ngưởi giỏi. 
Nhưng đường còn dài, phải làm ngay đi các bạn ơi. Phải biết cách sử dụng tiềm năng của mình. 

KTS Mai Thế Nguyên 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Lời bình  

 
+1 # Hải Nam 01/10/2013 15:50
Đồng chí viết bài cho vui?? viết bài kiểu này thì tốt nhất đừng viết nếu đồng chí là kiến trúc sư thực thụ.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
0 # Le anh nhat 22/12/2013 23:28
Bài viết hoàn toàn đúng,và tôi sẽ thay đổi nó
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
0 # Nguyễn Thị Quỳnh Anh 25/12/2013 17:03
nhưng phải làm sao cho chủ đầu tư hiểu điều đó???
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
0 # Íijdjdjc 03/01/2014 01:07
Cái đó hẳn là phải dựa vào tài năng của kts rồi.1 kts giỏi khi họ xây dựng dc phong cách kiến trúc cho riêng mình và nổi tiếng bằng 1 vài công trình mang phong cách của chính mình(ví dụ những công trình của ando hay kengo kuma thì ko ai nhầm lẫn dc) thì đó chính là chìa duy nhất để khuất phục được chủ đầu tư-những người luôn cho mình là cái gì cũng biết,và như bài viết trên thì việt nam cần 1 ai đó đủ giỏi để tạo nên phong cách kiến trúc của riêng mình và mang hình ảnh của văn hoá việt nam ở trong đó,hi vọng người đó sẽ sớm xuất hiện và đặt nền móng cho nền kiến trúc việt nam
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...