Ashui.com

Friday
Nov 29th
Home Công nghệ Công nghệ mới Dự án "Nhà chọc trời Citadel" của Nhật Bản

Dự án "Nhà chọc trời Citadel" của Nhật Bản

Viết email In

Nhật Bản là một nước có nền kinh tế và công nghệ phát triển bậc nhất của thế giới, nhưng gần đây Nhật Bản lại chịu rất nhiều các thảm họa trước những thay đổi của thiên nhiên. Chính vì vậy, dự án "Nhà chọc trời Citadel" (Citadel Skyscraper) là ý tưởng của hai nhà thiết kế Victor Kopeikin và Pavlo Zabotin nhằm tạo ra một lá chắn phòng thủ xung quanh Nhật Bản, để bảo vệ hòn đảo từ bên trong và chống lại các ảnh hưởng bên ngoài của tự nhiên.

Theo thiết kế, dự án nhằm thực hiện chức năng dân cư của thành phố trong lòng đất và hỗ trợ các dự án dân cư nằm trên biển. Những thành trì này tương tác với nhau tạo nên một chuỗi phòng thủ hoạt động cả trên bề mặt và dưới lòng đất, để hình thành một vùng lãnh thổ mới. Được biết, công trình được đề xuất thực hiện làm ba phần, với kết quả cuối cùng là bảo vệ hòn đảo bằng một lá chắn phòng thủ giống như một pháo đài khép kín.

Phần 1: Phân bổ lại các vùng lãnh thổ 

Dự án được hướng dẫn về việc thành lập một khu vực dân cư mới và tạo ra các nút kinh tế mới trong cơ cấu lãnh thổ của Nhật Bản. Cơ cấu chức năng toàn bộ dân cư phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn của thành phố hiện đại và được tập trung dọc theo bờ biển. Phương án này nhằm giảm dân số đang ngày càng gia tăng tại các thành phố của Nhật Bản.

Phần 2: Lá chắn phòng thủ

Động đất và sóng thần là một vấn đề đáng quan tâm từ nhiều thế kỷ ở Nhật Bản. Theo kết quả nghiên cứu, chiều cao của sóng được tạo ra bởi một trận động đất đôi khi đạt đến 50 mét và trong năm 2011 chiều cao là 10 mét. Đây là một vấn đề đặc biệt cấp bách đối với Nhật Bản, bởi Nhật Bản là nước nằm trong khu vực hoạt động của địa chấn rất phức tạp. Do vậy, việc xây dựng lá chắn phòng thủ bằng tòa nhà chọc trời ở khoảng cách 2-3km từ bờ biển sẽ phục vụ như là một chức năng bảo vệ toàn bộ hòn đảo. Tòa nhà chọc trời được kết nối bởi một hệ thống đê chắn sóng và các kênh thoát nước, có thể chịu được mức sóng lên đến 50 mét.

Phần 3: Chức năng đối phó với thảm họa

Thực tế đã cho thấy, những thay đổi xảy ra đối với hành tinh này sẽ là thảm họa có quy mô rất lớn đối với con người. Một người có thể không ngăn chặn hoặc ảnh hưởng đến những thay đổi này. Tuy nhiên, một người có thể thích ứngvới cuộc sống trong một môi trường khí hậu đã thay đổi vĩnh viễn. Bởi vậy theo quan điểm của các nhà thiết kế, để đạt được hiệu quả thiết thực thì phải xây dựng một cấu trúc an toàn và chức năng bảo vệ phải đặt lên hàng đầu. Theo đó, toàn bộ hệ thống tòa nhà phải bao gồm ba chức năng quan trọng: chức năng là khu dân cư, vỏ bọc bảo vệ con người chống lại thiên tai và sự hình thành của một lá chắn bảo vệ cho các vùng ven biển.

Hệ thống kết cấu của tòa nhà làmột hệ thống khung kim loại rắn, được đặt trên nền tảng với chiều sâu là 1.200 mét và chiều cao 500 mét, nó được bảo vệ từ hoạt động địa chấn. Ngoài ra, công trình còn sử dụng năng lượng tự sản sinh bằng cách tận dụng điện thủy triều. Hệ thống năng lượng điện thủy triều nằm dưới nước, dọc theo chu vi của tòa nhà giữa hành lang đê chắn sóng, bởi đây là hệ thống dòng chảy nhân tạo làm tăng vận tốc dòng nước. Bên cạnh đó, tòa nhà còn bố trí các hệ thống tầng hầm nuôi cá, các kho lưu trữ thực phẩm và một hệ thống năng lượng sóng để phát điện.

H.Nhung (theo ArchDaily)

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...