Động đất là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ ở các nước nằm trong khu vực có hoạt động địa chấn phước tạp, mà là mối quan tâm của toàn thế giới. Chính vì vậy các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ và Vật liệu Karlsruhe và Bayer, đã phát minh ra một loại vật liệu có tên gọi EQ-Top, có tác dụng bảo vệ công trình nhà ở trước các cơn rung chấn của thiên nhiên.
Theo thiết kế, giấy gián tường chống đất EQ-Top được phát triển từ những sợi thủy tinh đan xen theo các hướng khác nhau, tạo ra một tấm giấy dán tường mền rẻo và chắc chắn, được đảm nhiệm vai trò phân phối năng lượng đồng đều và bảo vệ bức tường trong thời gian xảy ra động đất. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà khoa học đã sử dụng một loại chất kết dính linh hoạt,có chứa nước và các hạt nhựa tổng hợp. Chất kết dính này bám chắc vào bề mặt của tường và khi nước bốc hơi thì nó tạo một mối liên kết rất mạnh mẽ. Vật liệu này đã được đưa vào thử nghiệm với một ngôi nhà được mô phỏng trong một trận động đất và kết quả là nó vẫn giữ nguyên được tư thế.
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Karlsruhe cho biết, trước khi nghiên cứu thành công sản phẩm này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với các sợi carbon nhưng không đem lại kết quả như mong đợi, nhưng đến năm 2010 nhóm lại bắt đầu tiến hành thử nghiệm vớicấu trúc sợi thủy tinh và đã thành công trong lần nghiên cứu này.
Hiện tại, sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế và sẽ ra mắt thị trường vào cuối năm nay. Tuy nhiên công nghệ giấy dán tường EQ-Top dự kiến sẽ có chi phí cao hơn so với giấy dán tường thông thường, nhưng với những tính năng bảo vệ an toàn cho các công trình, thì đây là một sản phẩm trong tương lai sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của các nước trên thế giới, mà đặc biệt là những nước nằm trong khu vực có địa chấn phước tạp.
Hồng Nhung (theo inhabitat/ecofriend)
- Energy Floors - sàn nhảy tạo ra năng lượng
- Trường học Hotchkiss (Mỹ) dùng năng lượng từ sinh khối gỗ dăm
- BIQ - Tòa nhà năng lượng tảo
- Một thế giới mới của công nghệ thông minh
- Triển lãm Eco-Products về các sản phẩm thân thiện môi trường tại Nhật Bản
- Pin quang năng: Giúp cửa sổ có khả năng sản xuất ra điện
- Tòa tháp Bionic Arch ở Đài Bắc
- Công nghệ dầm Deltabeam
- Dự án "Nhà chọc trời Citadel" của Nhật Bản
- Ý tưởng "Sân ga chuyển động" (Moving Platforms)
Lời bình
tin bình luận RSS của chủ đề này