Hãng kiến trúc Splitterwerk và Công ty kỹ nghệ Arup vừa công bố về tòa nhà đầu tiên trên thế giới được hỗ trợ một phần bằng năng lượng do tảo sinh ra.
Tòa nhà này chính thức được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế về xây dựng tổ chức ở Hamburg (Đức), với thiết kế được đặt tên là BIQ. Mặt tiền nhà được ốp bằng thủy tinh mà bên trong có chứa tảo, thiết kế này còn là cách cung cấp hơi mát cho tòa nhà.
Vi tảo nằm giữa hai lớp kính sẽ được liên tục cung cấp chất dinh dưỡng dạng lỏng và khí carbon dioxide, chúng sẽ quang hợp dưới ánh mặt trời và phát triển. Cho đến khi có thể thu hoạch, tảo sẽ được tách ra và chuyển cho trung tâm quản lý năng lượng của BIQ như một lớp bột giấy dày, tại đây chúng sẽ được lên men để hình thành khí sinh học có thể sử dụng để đun nóng nước.
Nhóm thực hiện dự án của Arup khẳng định tảo rất phù hợp đối với loại hình sản xuất nhiên liệu sinh học. Trong cùng một đơn vị diện tích, tảo có thể sản xuất hiệu quả gấp 5 lần so với sinh khối thực vật khác. Bên cạnh đó nó còn tiết ra dầu có thể sử dụng cho các mục đích năng lượng sinh học khác. Những bức tường kính chứa tảo này có diện tích 200 m2.
Theo tạp chí Gizmag thì BIQ dự kiến đưa vào hoạt động vào ngày 25/4 với 15 căn hộ./.
Tạ Xuân Quan - ảnh: designboom.com
- Tương lai ngành xây dựng dựa vào "người máy kiểu con mối"
- Công nghệ chống động đất bằng những con lắc thép khổng lồ
- Water Discus - Khách sạn tàu vũ trụ nằm dưới... nước
- Energy Floors - sàn nhảy tạo ra năng lượng
- Trường học Hotchkiss (Mỹ) dùng năng lượng từ sinh khối gỗ dăm
- Một thế giới mới của công nghệ thông minh
- Triển lãm Eco-Products về các sản phẩm thân thiện môi trường tại Nhật Bản
- Giấy dán tường chống động đất EQ-Top
- Pin quang năng: Giúp cửa sổ có khả năng sản xuất ra điện
- Tòa tháp Bionic Arch ở Đài Bắc