Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Đại gia Singapore cùng Becamex phát triển các khu công nghiệp VSIP là ai?

Đại gia Singapore cùng Becamex phát triển các khu công nghiệp VSIP là ai?

Viết email In

Tọa lạc tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) đi vào hoạt động từ năm 1996 sau cái bắt tay đầy hữu nghị giữa Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong. 

Được xem là khu công nghiêp kiểu mẫu, sự hình thành của VSIP đã giúp Bình Dương - một trong những tỉnh thuần nông chỉ mất 17 năm, để trở thành tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất Việt Nam với giá trị sản xuất năm 2011 đạt hơn 6 tỉ USD.  

Trong tiến bộ vượt bậc đó, người ta ca ngợi Becamex IDC – doanh nghiệp nhà nước nhưng hoạt động vô cùng hiệu quả, đã đóng vai trò chủ lực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. 

Đó là về phía Việt Nam. Về phía nước bạn Singapore, cũng không thể bỏ qua một cái tên khác cũng nổi tiêng không kém. Đây là đối tác cùng với Becamex IDC trong việc xây dựng nên VSIP Bình Dương: Tập đoàn Sembcorp Industries Ltd. Sau sự thành công của VSIP I, tập đoàn này tiếp tục phát triển thương hiệu VSIP tại nhiều tỉnh, thành phố khác như VSIP II (Bình Dương), VSIP Bắc Ninh, VSIP Hải Phòng,... 

Siêu tập đoàn dưới trướng chính phủ Singapore 

Nếu Becamex IDC là một tập đoàn lớn của Việt Nam và thường được gọi với cái tên "quả đấm thép" thì khi đem so với Sembcorp, Becamex vẫn chỉ là một người tí hon. Theo Nhịp cầu đầu tư, tổng doanh thu năm 2011 của Becamex IDC đạt doanh thu 11.458 tỉ đồng, lợi nhuận 2.389 tỉ đồng.

Còn với Semcorp, doanh thu của tập đoàn trong năm 2011 đạt 7,3 tỉ USD, tương đương với hơn 140.000 tỉ đồng, lợi nhuận 655,2 triệu USD, tương đương với hơn 13.000 tỉ đồng. 

Tập đoàn Sembcorp được hình thành vào thời điểm năm 1998, khi nền kinh tế trong khu vực đang lâm vào khủng hoảng, Vào thời điểm khó khăn đó, Singapore Technologies Industrial Corp (STIC) và Sembawang Corp đã kết hợp với nhau để trở thành một trong những tập đoàn có quy mô lớn nhất tại Singapore. Vốn hóa thị trường hiện tại của tập đoàn vào khoảng 8,9 tỉ USD. 

Dù không phải tập đoàn Nhà nước như Becamex IDC, nhưng tương tự như nhiều công ty lớn khác ở Singapore, phía sau thành công của Sembcorp cũng có bóng dáng của chính phủ nước này. Cổ đông lớn nhất của Sembcorp - Temasek Holdings là một cơ quan thuộc bộ phận đầu tư của chính phủ Singapore và thuộc 100% sở hữu của Bộ Tài chính Singapore. Tổng giám đốc điều hành là bà Ho Ching, vợ của đương kim Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Lý Hiển Long.

Tesmek Holdings là cái quá quen thuộc khi đứng sau rất nhiều tập đoàn lớn của Singapore như SingTel, DBS Bank, Singapore Airlines, Singapore Power và Neptune Orient Lines,... 

Tại Sembcorp, Temasek Holdings nắm giứ 49,5% cổ phần. 


Tesmek Holdings đóng vai trò cổ đông chiến lược của Sembcorp 

Là một tổ hợp doanh nghiệp, Sembcorp Industries bao gồm rất nhiều công ty con dàn trải tại nhiều nước trên thế giới. Có cấu trúc và quy mô phức tạp, hoạt động của tập đoàn này tập trung chủ yếu trong ba lĩnh vực chính: cung cấp năng lượng, công nghiệp đường thủy và phát triển đô thị. 

Trong đó, ngành công nghiệp dịch vụ, tập trung vào việc cung cấp điện năng và nước, logistic và quản lý chất thải phục vụ cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Ngành công nghiệp đường thủy tập trung vào việc sửa chữa, xây dựng và chuyển đổi tàu, giàn khoan và các công trình trên biển. 

Cuối cùng là lĩnh vực phát triển đô thị, bao gồm việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị mới tại châu Á. Tổng diện tích các dự án phát triển hạ tầng, đô thị của Sembcorp tại Việt nam, Trung Quốc và Indonesia lên tới hơn 10.000 ha, bao gồm cả đất công nghiệp, đất thương mại và đất ở. 
 

Tham vọng tại Việt Nam 

Riêng tại Việt Nam, Sembcorp đã để lại dấu ấn với những dự án khu công nghiệp VSIP trải dọc từ Bắc đến Nam. Việc đầu tư của công ty mẹ chủ yếu thông qua công ty con Sembcorp Development.- công ty con của Sembcorp hiện đang nắm giữu 47.4% trong liên doanh Vietnam Singapore Industrial Park (VSIP) - công ty trực tiếp tham gia đầu tư vào các dự án khu công nghiệp VSIP.

Ngoài ra, trong năm 2012, tập đoàn này cũng đã nâng tỉ lệ nắm giữ tại công ty Vietnam Singapore Industrial Park Pte Ltd từ 79,29% lên 92,88%.

Hiện tại, diện tích khu VSIP I đã gần như được lấp đầy. Trong những năm qua, Sembcorp tiếp tục mở rộng thương hiệu VSIP với thêm một dự án VSIP tại Bình Dương và 4 dự án VSIP tại các tỉnh khác. Tuy nhiên, việc lấp đầy diện tích trống tại các dự án VSIP đang diễn ra chậm hơn dự kiến, nguyên nhân chủ yếu là do tác động tiêu cực của nền kinh tế. 


Việt Nam là nước còn nhiều diện tích chưa được lấp đầy nhất trong quỹ đất của Sembcorp. Nhiều dự án diện tích lấp đầy diễn ra khá chậm, như VSIP Bắc Ninh, tỉ lệ lấp đầy mới đạt 65%. 

Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế, tập đoàn này vẫn đang tiếp tục phát triển thêm các dự án tại Việt Nam.Trong năm 2012, khu VSIP thứ năm rộng hơn 1000ha - VSIP Quảng Ngãi đang trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng và dự định sẽ khởi công trong năm 2013 này. 

Ngoài các dự án VSIP, Sembcorp cũng sỡ hữu 1/3 nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà máy này có tổng vốn đầu tư cấp phép 450 triệu USD. Đồng thời, Sembcorp cũng đang phát triển một dự án nhà ở đầu tiên tại Việt Nam. Tập đoàn này kỳ vọng, thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục có bước tăng trưởng mạnh mẽ, tương tự như tại Trung Quốc và Indonesia. 

Trang Lam (theo TTVN) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2942 khách Trực tuyến

Quảng cáo