Sáng 9-7, lần đầu tiên, một hội nghị xúc tiến đầu tư kinh tế biển do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức tại Hải Phòng.
Nhiều đại biểu cho rằng kinh tế biển Việt Nam chưa có quy hoạch rõ ràng, thiếu sự liên kết giữa các địa phương và đó không phải là bức tranh dễ lắp ghép.
Ông Hoàng Duy Đông, Phó Cục trưởng Quản lý Kinh tế biển và Hải đảo (Bộ TN-MT) cho biết, Việt Nam có gần 200 dự án khu công nghiệp với tổng diện tích gần 50.000 ha bám theo dọc biển. Trong đó, 110 khu công nghiệp đi vào khai thác với tổng diện tích hơn 26.000 ha. Cùng đó, còn hàng trăm địa điểm có thể xây dựng cơ sở đóng tàu, hải cảng, có điểm có thể xây dựng cảng nước sâu.
- Ảnh bên : Một góc Cảng Hải Phòng (Ảnh: Phạm Duẩn)
Các ngành kinh tế biển có đóng góp lớn (98%) là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải, du lịch biển. Các ngành khác như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, thông tin liên lạc… quy mô còn rất nhỏ, chiếm khoảng 2% tổng thể kinh tế biển và 0,4% GDP cả nước.
Ở khía cạnh đầu tư, ông Đông nhấn mạnh, kinh tế biển của Việt Nam còn nhỏ bé, chỉ khoảng hơn 10 tỷ USD, trong khi đó sản lượng kinh tế biển của thế giới ước 1.300 tỷ USD (Nhật Bản 468 tỷ USD, Hàn Quốc 33 tỷ USD). Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, thiết bị còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp.
Xem xét thành lập huyện đảo Cù Lao Chàm Ngày 9-7, làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí với kiến nghị của tỉnh xây dựng Trung tâm cơ khí ô tô tại Khu KTM Chu Lai, đây sẽ là trung tâm cơ khí ô tô lớn nhất Việt Nam. Về việc thành lập huyện đảo Cù Lao Chàm, Thủ tướng cho biết sẽ giao Bộ Nội vụ tiến hành nghiên cứu, rà soát, kiểm tra mức độ cần thiết trước khi đồng ý thành lập huyện. Thủ tướng đồng ý cấp 20 tỷ đồng và 3.000 tấn gạo hỗ trợ nông dân Quảng Nam khắc phục hậu quả nắng hạn. Nguyễn Thành |
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho rằng, tám vấn đề thách thức lớn trong phát triển kinh tế biển là quy hoạch bất cập, đặc biệt là quy hoạch không gian biển, cơ cấu ngành nghề kinh tế biển, ven biển chưa hợp lí... Hệ thống luật pháp, chính sách về quản lí vùng bờ và đảo thiếu đồng bộ, hiệu lực thi hành yếu...
Ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư Nam Đình Vũ, chủ dự án lấn biển với tham vọng xây dựng một thành phố trên biển diện tích trên 1.300 ha theo hướng đô thị, thương mại, hải cảng… cho biết, hiện chúng ta chỉ làm được chưa đến 10% so với tiềm lực biển của Việt Nam, như thế là lãng phí.
Trong 10% đó, cách làm vẫn nhỏ bé, manh mún, thiếu hẳn khu đô thị, hàng hải, cảng biển... Ông Thắng nhấn mạnh tính liên kết giữa các đô thị biển, khu du lịch còn quá yếu, và việc này một mình doanh nghiệp không thể làm được, Chính phủ phải đứng ra làm nhạc trưởng. Kinh tế biển cần một quy hoạch chiến lược, nhưng bức tranh này không dễ lắp ghép.
Lam Khê - Phạm Anh
- Trùng tu từ cái tâm
- Nước mắt đời thợ xây
- Dở khóc dở cười ở khu chung cư, đô thị mới
- Hà Nội : Phố xá ngổn ngang như đại công trường
- Làng trong phố
- Hà Nội: Điểm đỗ xe ô tô - nỗi khổ của người giàu
- Khám phá bản đồ đường nước "tự phát" giữa lòng Hà Nội
- Độc đáo làng cổ Lộc Yên
- Chuyện đất, nhìn từ góc độ ngân sách
- Hà Nội còn bao nhiêu phố “Hàng” góp cho Đại lễ?