Khác với quan điểm của nhiều chuyên gia trong các phiên thảo luận do Bộ Xây dựng tổ chức trước đây cho rằng "không nên vực dậy một thây ma đã chết", các ủy viên UBTVQH lại tán đồng với việc khôi phục chức danh này sau khi thử nghiệm (năm 1992) và bỏ đi (2000).
Tuy nhiên, băn khoăn đặt ra là quyền hạn và trách nhiệm của KTS trưởng đến đâu khi "phân vai" với chủ tịch hội đồng quy hoạch đô thị và GĐ sở Quy hoạch Kiến trúc.
Khắc phục tình trạng chắp vá, nham nhở
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân giải thích: "Áp dụng mô hình KTS trưởng nhằm tạo ra một kênh phản biện độc lập với cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc".
Ủng hộ thiết chế này, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nói, với vai trò tư vấn tham mưu, phản biện trong quy hoạch đô thị, vai trò của KTS trưởng sẽ đảm bảo cho diện mạo kiến trúc phù hợp đặc thù địa phương và đảm bảo tính đồng bộ, "chứ lâu nay, đường sá một kiểu, điện... một kiểu".
Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền phân vân: "Lâu nay đã có sở Quy hoạch Kiến trúc, sở Xây dựng, chưa kể giúp việc cho chủ tịch UBND còn có các chuyên viên. Bây giờ nếu tái lập KTS trưởng để tư vấn tham mưu thì vai trò cũng như anh thư ký, giúp việc. Còn nếu giao cho một quyền hạn cao hơn thì khác gì đứng lên trên các sở. Chưa kể, giao toàn quyền cho một người dễ sinh nhũng nhiễu".
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai: "Hiện 30% dân số Việt Nam đang sống ở 743 đô thị. Người dân nông thôn đổ về kiếm sống ngày càng nhiều, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Đô thị VN đang phải đối mặt với quá nhiều vấn đề nóng. Luật Quy hoạch quản lý đô thị lần này đã đặt ra được những vấn đề về quy hoạch đô thị VN đến 2020 chưa?" |
Ông Hiền đề xuất, KTS trưởng nên "kiêm" luôn là GĐ sở Quy hoạch Kiến trúc hoặc chủ tịch HĐ quy hoạch kiến trúc để quyền hạn cao hơn so với việc chỉ đóng vai tư vấn.
Bộ trưởng Xây dựng giải thích: "Áp dụng KTS trưởng là để tạo ra một kênh phản biện độc lập đối với cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc đô thị, cũng là để định hướng giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, lịch sử, truyền thống của đô thị đó, quy hoạch để tạo ra bản sắc và diện mạo đô thị".
Ông Quân khẳng định, áp dụng thiết chế này sẽ khắc phục được tình trạng quy hoạch chắp vá, nham nhở như hiện nay. "Mà công nhận chế độ KTS trưởng rồi nhưng biết lấy ai để làm? Nếu đặt ngang với sở thì không được vì cần một anh đầu não".
Theo ông Quân, liên Bộ Xây dựng - Nội vụ đang lập đề án thí điểm mô hình này. Ông Quân nhấn đi nhấn lại: "Tái lập KTS trưởng là để mong kiến trúc đô thị VN có bản sắc rõ nét".
Bộ trưởng Xây dựng "tâm tư": "Chính tôi nhiều lần đã đặt câu hỏi: Bản sắc Việt Nam trong kiến trúc đô thị là gì?".
Ông Quân tự trả lời: "Kiến trúc Việt Nam không có bản sắc. Giới KTS đã tìm hiểu nhiều, các nhà chuyên môn cứ nói bản sắc nhưng chưa ai chỉ ra đâu là bản sắc rõ ràng".
Dự thảo luật ghi rõ, KTS trưởng có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu, phản biện cho chủ tịch UBND thành phố về các vấn đề liên quan đến quy hoạch đô thị.
Trong khi đó, HĐ kiến trúc quy hoạch có chức năng tham mưu cho chủ tịch UBND về định hướng, chương trình phát triển đô thị, phản biện nhiệm vụ, đồ án quy hoạch đô thị, kiến trúc đô thị khi có yêu cầu của chủ tịch UBND tỉnh.
Tin mới hơn:
- Ứng xử thế nào với các kiến trúc lịch sử?
- Di sản còn gì? - Họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng
- Nông thôn bất ổn, thành thị cũng khó phát triển
- Luật Đất đai: Đừng làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp nội
- Quy hoạch khu vực hồ Gươm và phụ cận - Phỏng vấn KTS Cao Xuân Hưởng
Tin cũ hơn:
- "Không quá lo tín dụng bất động sản"
- Sàn giao dịch bất động sản: “Thị trường sẽ sàng lọc”
- Khu vực Hồ Gươm và phụ cận: Tìm giải pháp giữa phát triển và bảo tồn
- Bất động sản nào phải giao dịch qua sàn?
- TP. HCM: "Nhắm mắt, trùm khăn vẽ quy hoạch"