Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Tương tác Góc nhìn Ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng

Viết email In

Việt Nam, trong số rất nhiều điều thì nổi tiếng với hình ảnh những người phụ nữ che kín người tránh ánh nắng mặt trời. Chúng ta đều thấy hình ảnh những cô nàng "ninja" chạy xe máy quanh những con phố đông đúc vào mùa hè. Vì có quá nhiều ánh sáng sao? Ở đây, làn da trắng nhợt nhạt được coi là biểu tượng của sắc đẹp, còn da sẫm màu làm giảm địa vị xã hội của bạn. Dường như quá nhiều ánh sáng không được đánh giá cao. 

Ánh sáng mặt trời ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe là chủ đề được thảo luận rộng rãi. Chắc chắn một lượng vừa đủ thì tốt cho sức khỏe, quá nhiều thì không tốt. Nhưng bao nhiêu là đủ thì tùy thuộc vào từng đối tượng.  

Ánh sáng và sức khỏe

Ánh sáng nhân tạo thì sao? Liệu nó có tốt cho sức khỏe? 
Chắc chắn rằng cũng không nên có quá nhiều ánh sáng nhân tạo, đặc biệt vào ban đêm. 

Nhận thức được điều này, hiện nay các nhà khoa học và kỹ sư công nghệ thông tin đã cùng nhau phát triển những ứng dụng cho máy tính và thiết bị di động nhằm điều tiết lượng ánh sáng, và triệt tiêu hoàn toàn một số bước sóng nhất định để giữ chu kỳ sinh hoạt ngày đêm của chúng ta được tự nhiên. 

Tuy nhiên, ánh sáng nhân tạo không chỉ đến từ điện thoại hoặc máy tính xách tay của chúng ta. Nó còn đến từ ánh sáng nền xung quanh, hay ô nhiễm ánh sáng thông qua cửa sổ. Đèn đường phố, đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, thường xuyên tạo ra các sắc thái kỳ lạ trên tường phòng ngủ nhà tôi khi mà chúng tôi đang cố ngủ. 

Ánh đèn thành phố 

Hầu hết các thành phố trên thế giới đều phải đối mặt với vấn đề này, và hầu hết trong số họ phải chiến đấu với tình trạng ô nhiễm ánh sáng quá mức, bằng cách ngăn các nguồn ánh sáng khỏi bị trực tiếp hoặc quá mạnh. 

Tuy nhiên đáng ngạc nhiên đây không phải là vấn đề đối với Hà Nội: những ánh sáng bên ngoài chiếu thẳng lên bầu trời, hoặc tệ hơn, xung quanh khu vực, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người dân. Tôi là một trong số họ. Do đó, tôi có thể đi bộ quanh nhà trong suốt ban đêm mà có thể nhìn thấy rõ mọi thứ. Tôi đoán tôi thậm chí có thể đọc sách trong đêm mà không cần bật đèn. Ánh sáng đi vào trong nhà tôi qua cửa sổ, chúng không chỉ sáng mà còn có nhiều màu khác nhau và luôn thay đổi. 

Vì vậy, tôi đã nhìn ra ngoài để xem nó đến từ đâu. Và tôi đã thấy điều này: 

Đây là một tòa nhà văn phòng. Nó tỏa sáng 24/7, như một quán karaoke. Là chuyên gia tiếp thị tôi vẫn không thể tìm thấy bất kỳ lý do tại sao tòa nhà này có rất nhiều đèn chiếu sáng liên tục như thế. Nó không chỉ tốn kém và lãng phí về mặt sinh thái khi sử dụng đèn chiếu sáng theo cách đó, mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh: tôi ở cách xa tòa nhà này hơn nghìn mét nhưng vẫn thấy nó quá sáng, vậy thì những người sống gần đó làm sao có thể chịu đựng được? Đây là tòa nhà ở ngã tư Phạm Ngọc Thạch và Chùa Bộc. Đây không phải là nguồn sáng siêu mạnh đầu tiên trong khu vực này, nhưng nó rõ ràng là dễ thấy nhất. Đầu tiên là màn hình khổng lồ, quảng bá các quảng cáo 24/7 để giải trí (tôi không chắc nó có giúp giải trí hay không) cho người đi đường. 

Tại sao?

Ở hầu hết các nước thì điều này bị cấm vì nó gây xao nhãng cho người tham gia giao thông.  

Một lần nữa, tôi không thể hiểu được lý do cho điều này: màn hình quá sáng, khi bạn lái xe vào ban đêm, nó có thể làm tổn thương mắt bạn nếu bạn cố nhìn vào nó trong khi chờ đèn đỏ. Tôi tự hỏi không biết tiêu chuẩn an toàn giao thông ở đâu nữa! 

Vì tôi có con nhỏ, nên tôi đã phải sử dụng mành che cửa sổ. Tôi sử dụng mành tre, nhưng cũng không đủ để che đi thứ ánh sáng đó. Có thể mành cửa bằng chất liệu dầy hơn sẽ có tác dụng. 

Tại sao điều này lại xảy ra? Thắc mắc của tôi xuất hiện vì tôi không hiểu được lý do đằng sau việc này. Rõ ràng là, ai đó đã thiết kế tòa nhà này, ai đó đã ký và phê duyệt giấy tờ cho việc này, và ai đó đã chi trả để việc này diễn ra, nhưng ai hưởng lợi và hưởng lợi như thế nào đây? Tuy nhiên tôi có thể chỉ ra ai đang phải chịu đựng điều này. Chính là tất cả chúng ta. Chúng ta phải chịu đựng phí tổn ngoại bộ, nhiều năng lượng bị lãng phí hơn, sự ô nhiễm ánh sáng, tiện nghi sống bị hạ thấp, chi phí bổ sung để trang trải các cửa sổ, và các vấn đề giao thông có thể xảy ra. 

Điều khác biệt giữa những nước phát triển và những nước khao khát trở thành nước phát triển chính là sự quan tâm đến môi trường, không chỉ là thiên nhiên, mà còn là xã hội, công dân, nhu cầu, sự thoải mái và an toàn của họ. 

Hà Nội, xin hãy bắt đầu quan tâm hơn nữa. Xin hãy có hành động với những nguồn sáng không cần thiết, thứ không giúp khai sáng chúng ta mà chỉ buộc ta phải trang trải thêm. 

Mat Viet  

Đèn LED chính là thủ phạm gây ô nhiễm ánh sáng trên toàn cầu 

Được tôn vinh là ánh sáng mở đường cho một cuộc cách mạng năng lượng, nhưng giới khoa học mới đây đã chỉ ra chính những chiếc đèn LED lại đang đẩy mạnh tình trạng ô nhiễm ánh sáng toàn cầu, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và động vật.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science Advances ngày 22/11 phân tích dữ liệu vệ tinh cho thấy những buổi tối trên Trái Đất đang có xu hướng trở nên sáng hơn, với diện tích sử dụng ánh sáng nhân tạo ngoài trời tăng với tốc độ 2,2%/năm trong giai đoạn 2012-2016.

Các chuyên gia nhấn mạnh đây là một vấn đề nghiêm trọng vì ánh sáng vào ban đêm đã được xác định là làm rối loạn đồng hồ sinh học ở người và tăng nguy cơ các bệnh ung thư, tiểu đường cũng như chứng trầm cảm. Ánh sáng vào ban đêm thậm chí có thể giết chết nhiều động vật như đèn thu hút côn trùng hay làm nhiễu loạn khả năng định hướng của chim hay rùa biển.

Chris Kyba, nhà vật lý của Trung tâm Nghiên cứu Địa chất Đức và cũng là chủ nhiệm công trình nghiên cứu, cho rằng vấn đề không nằm ở công nghệ đèn LED, vốn được ưa chuộng nhờ đặc tính tiết kiệm điện. 

Phát biểu họp báo về công trình nghiên cứu mới, ông Kyba cho rằng vấn đề là việc con người có xu hướng lạm dụng khi dùng quá nhiều đèn với suy nghĩ họ đang sử dụng công nghệ tiết kiệm. Các nhà khoa học gọi đây là "hiệu ứng đảo ngược."

Theo một nghiên cứu năm 2010 công bố trên tạp chí Ecological Economics, những buổi tối quá sáng không chỉ ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên mà còn gây thiệt hại gần 7 tỷ USD hàng năm do "tác động tiêu cực đối với đời sống hoang dã, sức khỏe, ngành thiên văn và lãng phí năng lượng."

Travis Longcore, chuyên gia của Đại học Nam California, cho rằng kết luận của nghiên cứu mới "không có gì bất ngờ" đối với những người đã bỏ nhiều năm theo đuổi vấn đề này. Chuyên gia này cho rằng con số 2,2% mà nghiên cứu đưa ra là "không bền vững."

Các giải pháp được đề xuất bao gồm sử dụng các nguồn sáng cường độ thấp, tắt đèn khi không sử dụng, dùng đèn LED ánh sáng ấm thay vì ánh sáng xanh hay tím để hạn chế tác hại đối với sức khỏe con người và động vật, và quan trọng nhất là thay đổi cách suy nghĩ của người dân về việc quá dựa dẫm vào nguồn sáng nhân tạo vào ban đêm. 

(TTXVN / Vietnam+) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo