Chúng ta đã từng nghe nói đến các “công xã nhà giàu” tại một số quốc gia trên thế giới. Nếu Mỹ có Beverly Hills thì Nga có đại lộ Rublevska, Hàn Quốc có Apgujeoung-dong.
Đó là những căn hộ thuộc quần thể đô thị được thiết kế riêng biệt với các biệt thự lộng lẫy, những thảm cỏ xanh biếc với bạt ngàn hoa, hồ nước nhân tạo, khu nghỉ ngơi kết hợp xoa bóp chữa bệnh với bãi cát trắng được nhập khẩu từ nước ngoài, ngay cả những viên sỏi dùng để rải trong các lối đi cũng được nhập khẩu.
Beverly Hills – Bến đậu của các ngôi sao Hollywood
Chủ nhân của họ trước hết, đó là những người giàu có, thành đạt và muốn hưởng thụ cuộc sống một cách đúng nghĩa. Họ có đủ khả năng để theo đuổi một phong cách sống hiện đại tại những khu đô thị được thiết kế biệt lập theo những tiêu chí cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của chủ nhân: môi trường sống xanh sạch, thoáng đãng, cách thiết kế độc đáo, các tiện ích đầy đủ, hiện đại, và điểm đặc biệt là văn hóa của cộng đồng sinh sống trong đó.
Beverly Hills là một địa danh nổi tiếng, nơi cư ngụ của những ngôi sao nghệ thuật như Micheal Jackson, Richard Gere, David Beckham, các họa sĩ, nhà văn, đạo diễn và các doanh nhân ăn nên làm ra. Đó là nơi mơ ước của nhiều người: một nơi ở xinh xắn, thơ mộng với những căn biệt thự lỗng lẫy như trong mơ, những chiếc limousine, Ferrari hay Mercedes cáu cạnh đỗ hờ trước cửa, xung quanh là cảnh quan lý tưởng với cỏ hoa tràn ngập, những con đường vắng chạy thoai thoải theo chân đối với hàng rào cao vút được bao phủ bởi cây xanh và dây leo...
Xung quanh khu vực Beverly Hills là các địa điểm "ăn theo” chuyên phục vụ nhu cầu của các ngôi sao Hollywood. Khu phố thời trang Rodeo Drive là nơi mà người đàn bà đẹp Julia Roberts thường lui tới mua sắm. Các khu nhà hàng sang trọng nhu Chasen’s, Vic's, Grill, Jimmy’s, Planet Hollywood và Spago Bevery Hills là nơi mà những người nổi tiếng tới dùng bữa. Khách sạn Beverly Hills Hotel và Beverly Wilshire là địa điểm dừng chân của những du khách hạng sang.
Bất động sản ở Beverly Hills luôn có giá với những ngôi nhà lớn nhất Los Angeles và thậm chí là lớn nhất nước Mỹ. Trung bình một ngôi nhà ở đây có giá hơn 2,2 triệu đô la.
Rublevka là tên gọi không chính thức của một khu dân cư nổi tiếng phía tây Matxcơva, nằm dọc đai lộ Rublevko- Uspensky. Nó nổi tiếng bởi đó là nơi cư ngụ của cộng đồng người Nga mới - những người hưởng lợi từ công cuộc chuyển đồi nền kinh tế tại Nga. Đối với người Nga, Ruvlevka đã từ lâu được coi là biểu tượng của sự thành đạt và giàu sang với những khu biệt thự lộng lẫy mọc san sát.
- Ảnh bên : Rublevka – “Làng nhà giàu” của Nga
Trong những năm cuối của thập niên 90, nhiều triệu phú, tỷ phú Nga đã chọn Rublevka làm nơi an cư lạc nghiệp. Ở một quốc gia có nhiều người giàu sang như Nga thì việc các cư dân giàu có này tụ tập lại một chỗ cũng là điều dễ hiểu.
Theo công bố mới nhất của Tạp chí Finance (Nga) ra ngày 15/2/2010, số tỷ phú Nga có tài sản hơn 1 tỷ USD trong năm 2009 đã tăng từ 49 tên 77 người nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi và nước Nga bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng. Nhiều người Nga đã truyền tai nhau như thế này “Nếu có dưới 10 triệu đô-la Mỹ trong tài khoản, bạn sẽ khó lòng mà trở thành cư dân chính hiệu của làng nhà giàu trên đại lộ Rublevka".
Trong một số trường hợp, những người Nga mới là các doanh nhân, những người giàu lên nhờ quá trình tư hữu hóa vào đầu thập niên 90. Phần lớn họ đều nằm trong độ tuổi sung sức, từ 40-50 tuổi. Và giờ đây, họ là những cư dân chính hiệu trên đại lộ Rublevka.
Ngay trung tâm Matxcơva có rất nhiều cửa hàng hoặc nhà hàng chuyên phục vụ các cư dân hạng sang này. Krokus City - cửa hàng lớn nhất thế giới chuyên bán các sản xa xỉ cho giới thượng lưu Nga - tọa lạc ở phía bắc Thủ đô. Mỗi lân mua sắm, thượng đế của cửa hàng này thường chỉ trả trung bình 560 đô-la Mỹ cho quần áo và giày dép. Trong cửa hàng này có đủ các sản phẩm cao cấp từ các hãng nổi tiếng thế giới như Gucci, Chanel, Dolce & Gabbana, Praday hay Armani.
Để có thể có được một chỗ ăn tối tại Cafe Galleria, bạn cần phải đặt chỗ trước cả tuần. Novikov là một trong những ông chủ nhà hàng phất lên nhờ hệ thống nhà hàng cao cấp như Cafe Gallerial, Cafe Vogue, Sarskaya Okhota, Verdana và Dacha trên đại lộ Rublevka.
Rublevka cũng là nơi mà giá bất động sản luôn ở mức cao nhất nước. Theo tạp chí Forber, một trong những dinh thự tại “làng như giàu” này đã lọt vào danh sách năm điền trang đắt nhất thế giới. Các căn biệt thự ở “làng nhà giàu” này có giá từ 5 -10 triệu đô-la với thác nước nhân tạo, các khu vườn theo kiểu quyền quý, những nhà thờ riêng, và thậm chí là bến đỗ du thuyền.
Có hay không “Làng nhà giàu” tại Việt Nam?
Trong chục năm trở lại đây, dường như việc xây dựng các khu đô thị mới dành cho người có thu nhập cao đã trở thành “mốt”, và các dự án càng ngày càng quy mô hơn, hiện đại hơn.
Ciputra Hà Nội
Trong một nghiên cứu của mình về tốc độ đô thi hóa dành cho phân khúc nhà giàu tại TP.HCM, Việt Nam, tiến sĩ Michael Waibel thuộc Đại học Hamburg (Đức) đã gọi lớp người tiêu dùng giàu có nói chung là các khách hàng mục tiêu cho khả năng duy trì kinh tế và sinh thái toàn cầu.
Theo ông, con số những người giàu có này ở vào khoảng một tỷ trong năm 2000, chủ yếu là công dân của các quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và một số quốc gia khác của Đông Nam Á. Ông cho rằng, sự hình thành và mở rộng của những khu đô thị mới như Nam Sài Gòn tại TP.HCM hay Ciputra, The Manor ở Hà Nội cũng nằm trong xu thế phát triẻn đô thị như ở các quốc gia Đông Nam Á khác. Nhưng không gian đô thị mới này chủ yếu được dành cho lớp nhà giàu mới ở Việt Nam, những người có đủ nguồn lực tài chính để theo đuổi một phong cách sống cao cấp tại những khu vực đảm bảo an ninh, có môi trường trong lành, sạch sẽ, trật tự và thoái mái.
Tiến sĩ Waibel chỉ ra rằng, tầng lớp trung lưu có mức thu nhập từ 251 trên 500 USD/hộ gia đình tại Hà Nội và TP. HCM đã tăng từ 30% vào năm 1999 lên đến 55% vào năm 2006. Gần 50% thì dân trung lưu sở hữu điện thoại di động và 35% có tài khoản ngân hàng. Như vậy, cùng với sự hình thành và phát triển của tầng lớp trung lưu Việt Nam như một dấu hiệu đáng mừng trong sự phát triển chung của xã hội, xu hướng đầu tư vào các khu đô thị cao cấp để phục và phân khúc này cũng trở nên phổ biến.
Nếu như mấy năm về trước, Phú Mỹ Hưng, Villa Riviera, The Manor, Ciputra... là những địa chỉ mở khi nhắc đến người ta nghĩ ngay đến những khu dân cư sang trọng bậc nhất dành cho các thương gia thành đạt thì giờ đây, các dự án mới quy mô hơn, hoành tráng hơn như Đào Kim Cương ở Quận 2, Sunrise City ở Quận 7, TP. HCM, hay dự án Saigon – Mekong E. City ở Bến Lức, Long An... đang thu hút sự quan tâm của các khách hàng thượng lưu – những “thượng đế” vốn rất kĩ tính trong việc chọn lựa cho mình một nơi sinh sống lý tưởng.
Nếu như lớp “đàn anh” trong các dự án đô thị cao cấp tại Việt Nam từng thành công một thời dù bộc lộ không ít khiếm khuyết trong công tác quản lý thì lớp “đàn em” sau này đã nhanh chóng nắm bắt xu thế xây dựng hiện đại mà thân thiện với môi trường, tạo ra một cộng đồng sinh thái, hài hòa giữa phong cách thiết kế hiện đại và cảnh quan thiên nhiên nhằm mang lại chất lượng sống cao nhất cho cư dân, đồng thời hoàn thiện công tác quản lý của mình. Khác với một số dự án trước đó, các dự án gần đây đã thể hiện đẳng cấp của mình trong công tác quản lý bất động sản quốc tế thực hiện nhiệm vụ này.
Khó có thể ví các khu dân cư cao cấp tại Việt Nam với các “công xã nhà giàu” của nhiều quốc gia trên thế giới, song, có thể hi vọng rằng, với xu thế phát triển của nền kinh tế nước nhà, Việt Nam sẽ có mô hình cộng đòng dân cư cao cấp đích thực. Ở đó, cư dân của cộng đồng sẽ được hưởng lợi xét từ nhiều khía cạnh: môi trường xanh sạch, thiết kế đạt chuẩn quốc tế, cảnh quan hài hòa, cơ sở hạ tầng, an ninh đảm bảo.
(Theo Tạp chí Du thuyền)
- Vài nét về đô thị TP.HCM sau 35 năm
- Mùa mưa 2010: Hà Nội có chìm trong biển nước?
- Cơ cực những căn "nhà chồ" giữa lòng thành phố
- Cuộc sống trong những căn nhà siêu mỏng
- Làng văn hóa - du lịch các dân tộc VN: Làm sao giữ được bản sắc?
- Mã gen của một thành phố
- Nhìn lại kiến trúc "mới" của VN: Phiên bản mờ nhạt của kiến trúc thế giới!
- Làng gốm cổ Phước Tích
- 'Nhà siêu mỏng ở Hà Nội là đương nhiên'
- Xây chung cư nội đô: Ăn sẵn hạ tầng, bớt lo tiện ích công cộng