Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tương tác Góc nhìn Quy hoạch thủ đô: Có nên “sao chép”

Quy hoạch thủ đô: Có nên “sao chép”

Viết email In

Trước buổi Thành ủy Hà Nội nghe báo cáo về đồ án quy hoạch thủ đô (diễn ra hôm qua, 29-3), cuối tuần trước, Hội Môi trường xây dựng Việt Nam nêu đề xuất chưa nên thông qua đồ án này.

Quan điểm chủ chốt của hội cho rằng việc chuyển trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì là phủ định 1.000 Thăng Long-Hà Nội, là sự “dời đô” lần thứ hai mà chưa có nghiên cứu kỹ lưỡng.

Đại diện nhà thầu xác nhận tương lai xa sẽ dành một khu vực xung quanh núi Ba Vì để xây dựng trung tâm hành chính quốc gia. Tuy nhiên, họ bác bỏ quan điểm cho rằng đó là “dời đô”, vì nhiều cơ quan đầu não về chính trị và lập pháp (Quốc hội, Văn phòng Trung ương…) sẽ vẫn ở Ba Đình.


Bản đồ TP Putrajaya (Malaysia) 

Thực tế việc công khai đồ án quy hoạch thủ đô vào đầu tháng 3 vừa qua đã khiến nhiều người ngỡ ngàng, trong đó ngạc nhiên nhất là việc dời trung tâm hành chính lên Ba Vì, một địa điểm cách Hồ Tây hơn 60 km. Thực ra ý tưởng này đã được hé lộ từ đầu tháng 11-2009 khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo sang Malaysia theo lời mời của Bộ trưởng Lãnh thổ liên bang Raja Nong Chik.

Trong thời gian ở đó, ngoài việc thăm thủ đô Kuala Lumpur, ông Thảo còn đến “thủ đô hành chính” mới mang tên Putrajaya, cách đó 30 km. Putrajaya được xây dựng từ năm 1995, trên một vùng đất hoang vu, không có sông ngòi, cây xanh… nhưng được Malaysia đầu tư hơn 8 tỉ USD để thành một “đô thị điện tử” xanh, không dây và Wi-Fi miễn phí. Văn phòng thủ tướng và nhiều bộ, một số tòa đại sứ đã chính thức chuyển về đây làm việc. Người ta đang hy vọng sau năm 2010 này Putrajaya sẽ chính thức trở thành thủ đô mới dù trụ sở nghị viện, trung tâm thương mại và tài chính quốc gia vẫn ở Kuala Lumpur.

Tuy nhiên, nhiều năm qua, bằng nhiều cách, Malaysia vẫn chưa thể biến “đô thị điện tử” ấy thành thủ đô, cho dù họ đã xây dựng 67.000 căn hộ cao cấp đón dân đến ở với giá ưu đãi. Lý do đơn giản, các công chức chính phủ dù bắt buộc đến đây làm việc nhưng họ lại không chọn nơi đó để sinh sống vì “không quen”. Cực chẳng đã, Malaysia đã phải đầu tư hai đường tàu cao tốc vận chuyển cán bộ sáng đi, tối về giữa Kuala Lumpur và Putrajaya.

Ý chí của chính quyền là một chuyện nhưng văn hóa sống của dân là vấn đề khác cần nghiên cứu thấu đáo trước khi quyết định.

BẰNG LĨNH

[ Chuyên đề : Quy hoạch Hà Nội mở rộng ]

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo